Tra Cứu Nhãn Hiệu Đăng Ký Như Thế Nào?
Có nhiều cách để tra cứu nhãn hiệu đăng ký, bao gồm cách tra cứu miễn phí và có tính phí. Quý khách hàng có thể lựa chọn tùy vào mục đích và khả năng của mình.
Để xác định khả năng đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng đừng “bỏ quên” việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký. Quý khách hàng có thể lựa chọn giữa việc tra cứu tính phí hoặc không tính phí tùy vào mục đích tra cứu nhãn hiệu để làm gì. Bài viết sau sẽ phân tích, làm rõ các vấn đề xoay quanh tra cứu nhãn hiệu đăng ký để Quý khách hàng tham khảo.
Cách thức nào tra cứu nhãn hiệu không tính phí và có tính phí ?
– Tra cứu nhãn hiệu đăng ký không tính phí: là hình thức người dùng tự tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu thông qua hệ thống dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam theo địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
– Tra cứu nhãn hiệu có tính phí: là hình thức tra cứu qua Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ. Để tra cứu, khách hàng cần nộp hồ sơ qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (Luật Hoàng Phi) để tổ chức này gửi hồ sơ lên Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ. Với hình thức này, khách hàng cần mất chi phí dịch vụ cho Tổ chức đại diện.
Mỗi hình thức tra cứu nhãn hiệu đăng ký được sử dụng khi nào?
– Đối với hình thức tra cứu miễn phí.
Như chính tên gọi của nó, do là tra cứu miễn phí nên khả năng chính xác chỉ là tương đối, chỉ khoảng 50-60%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
+ Dữ liệu hiển thị trên Cổng thông tin Thư viện số về sở hữu công nghiệp là dữ liệu chưa đầy đủ, có thể chỉ hiện thị dữ liệu khoảng 6-10 tháng trước thời điểm tra cứu. Cho nên, kết quả của việc tra cứu này chưa được toàn diện và chính xác.
+ Việc tra cứu đòi hỏi kỹ năng của người tra cứu thì mới cho ra được đáp án cần tìm kiếm.
Cho nên, hình thức này chỉ phù hợp khi Quý khách hàng tự tra cứu để tham khảo, để biết và hiểu về hệ thống cơ sở dữ liệu của Thư viện số về sở hữu công nghiệp.
– Đối với hình thức tra cứu có tính phí (tra cứu chuyên sâu/nâng cao)
Hình thức tra cứu nhãn hiệu đăng ký này phù hợp với các mục đích như:
+ Tra cứu để biết khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
+ Tra cứu để biết nhãn hiệu mình đang sử dụng có vi phạm quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu khác không, có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn hay không để từ đó có phương án xử lý phù hợp.
Lý do bởi vì:
– Hình thức này được tiến hành bởi Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ giàu kinh nghiệm;
– Hình thức này cho kết quả chính xác đến 95% vì Chuyên viên Cục sẽ tiến hành kiểm tra dựa trên Cơ sở dữ liệu điện tử và cả thông tin chưa được đăng tải trên website http://iplib.noip.gov.vn. Cũng qua hình thức này, Chuyên viên Cục sẽ đưa ra cho khách hàng đối chứng của nhãn hiệu và đưa ra lời khuyên, phương án để tăng khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Muốn tra cứu nhãn hiệu đăng ký, hãy đến với Luật Hoàng Phi.
Khách hàng muốn tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nào đều có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng:
– Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ miễn phí;
– Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu miễn phí nếu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Luật Hoàng Phi; tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu giá ưu đãi khi không sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Luật Hoàng Phi;
– Thiết kế, chỉnh sửa nhãn hiệu theo yêu cầu;
– Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khi kết quả tra cứu cho thấy nhãn hiệu đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ;
– Nộp hồ sơ, lệ phí, phí tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ cho đến ra Cục sở hữu trí tuệ trả kết quả.
– Trao Văn bằng bảo hộ tận tay khách hàng.
Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm các dịch vụ tại Hoàng Phi:
- đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- đăng ký thương hiệu độc quyền
- đăng ký logo độc quyền
- giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử
- giấy phép quảng cáo mỹ phẩm