Nghị định về thay đổi đăng ký kinh doanh
Cùng với sự thay đổi của Luật doanh nghiệp 2020 thì Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đều có sự thay đổi và có văn bản mới ban hành. Trong đó có Nghị định 01/2021/NĐ-CP – nghị định về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021. Nghị định 01/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của
Cùng với sự thay đổi của Luật doanh nghiệp 2020 thì Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đều có sự thay đổi và có văn bản mới ban hành. Trong đó có Nghị định 01/2021/NĐ-CP – nghị định về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021. Nghị định 01/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP có một số điểm mới như sau
Mã số doanh nghiệp
Trước đây, theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ quy định về mã số doanh nghiệp như sau: Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
Hiện nay theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Được hoàn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sở dĩ Có quy định này là vì việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Các trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng
Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định các vấn đề về cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng
Đến Nghị định 01/2021/NĐ-CP đề cập đến cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng được áp dụng khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau đây:
+ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
+ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật;
+ Chiến tranh, bạo loạn, thiên tai và trường hợp bất khả kháng khác.
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Theo điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện nay Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định này. Và có quy định mới như sau: Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)
Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bổ sung quy định: Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Theo nội dung Khoản 3, 4 Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hai trường hợp được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đó là: Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích. Khi thực hiện ủy quyền trong trường hợp này, doanh nghiệp thực hiện theo quy định:
“ 3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định rõ các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Tạm ngừng kinh doanh;
– Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế;
– Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
– Đang làm thủ tục phá sản;
– Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại;
– Đang hoạt động.
Trên đây là các điểm mới cơ bản của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Khi thực hiện thủ tục, doanh nghiệp cần nghiên cứu nghị định để làm đúng và đủ hồ sơ như quy định, tránh trường hợp sai sót gây mất thời gian khi thực hiện.