Các Bước Đăng Ký Độc Quyền Sáng Chế Như Thế Nào ?
Đăng ký độc quyền sáng chế không phải là cách thức duy nhất nhưng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế.
Quá trình đăng ký độc quyền sáng chế được quy định cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để có cái nhìn đầy đủ, khái quát hơn cũng như có những thông tin cơ bản để thực
Đăng ký độc quyền sáng chế không phải là cách thức duy nhất nhưng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế.
Quá trình đăng ký độc quyền sáng chế được quy định cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để có cái nhìn đầy đủ, khái quát hơn cũng như có những thông tin cơ bản để thực hiện tốt thủ tục này hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bằng độc quyền sáng chế là gì?
Bằng độc quyền sáng chế được hiểu là một văn bản mô tả một sáng chế và thiết lập một địa vị pháp lý đối với sáng chế. Theo đó thông thường những sáng chế đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ có thể được khai thác khi có sự cho phép của chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế.
Đăng ký độc quyền sáng chế như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành để đăng ký sáng chế chủ sở hữu phải chuẩn bị một bộ sơ và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ đơn vị có thẩm quyền cấp bằng sáng chế duy nhất tại Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Bản mô tả sáng chế;
+ Bản tóm tắt sáng chế;
+ Bản tiếng Việt của bản mô tả sáng chế yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt sáng chế nếu trong đơn đã có bản tiếngAnh/Pháp/Nga;
+ Yêu cầu bảo hộ;
+ Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán… ( nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả sáng chế;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm 01 bản;
+ Giấy ủy quyền cho bên thứ ba nộp hồ sơ: 01 bản;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí: 01 bản
Giá trị bằng độc quyền sáng chế và quyền cả chủ sở hữu?
Bằng độc quyền Sáng chế sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Chủ sở hữu Bằng độc quyền Sáng chế sẽ có những quyền sau:
– Sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng Sáng chế;
– Ngăn cấm không cho người khác sử dụng Sáng chế bằng các biện pháp hành chính, dân sự và cao nhất là hình sự;
– Chuyển giao quyền sử dụng Sáng chế bằng hợp đồng li-xăng.
Thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế tại Luật Hoàng Phi
Những công việc mà Luật Hoàng Phi thực hiện khi đăng ký độc quyền sáng chế bao gồm:
-Tư vấn miễn phí các nội dung liên quan đến bảo hộ độc quyền sáng chế;
-Tiến hành tiêp nhận tài liệu và soạn thảo đối với hồ sơ đăng ký sáng chế;
– Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ;
– Nhận kết quả là văn bằng bảo hộ sáng chế và bàn giao trực tiếp cho Quý khách hàng;
– Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ (nếu có);
Để biết thêm chi tiết về thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ :
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà F4, phố Trung Kinh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ yêu cầu Dịch vụ: Vui lòng gọi: 024.6285 2839; 024.39954438;
HOTLINE: 0904.686.594
Email: lienhe@luathoangphi.vn
Khi có nhu cầu đăng ký sáng chế, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Tham khảo thêm về :