Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Tra Cứu Nhãn Hiệu Bằng Cách Nào?

Tra Cứu Nhãn Hiệu Bằng Cách Nào?

Để không mất thời gian, tâm sức “theo đuổi” việc đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu “không có khả năng đăng ký” thì việc làm cần thiết mà các tổ chức, cá nhân cần tiến hành trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó là tra cứu nhãn hiệu.

Nhiều người nghĩ rằng, để bảo hộ nhãn hiệu thì chỉ cần trải qua các bước: Thiết kế- Chuẩn bị hồ sơ – Nộp hồ sơ bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ – Đợi kết quả từ Cục sở hữu là xong. Tuy nhiên, kết quả sẽ là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” hay “Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ” phụ thuộc phần lớn vào việc nhãn hiệu đó có đủ điều kiện để bảo hộ hay không. Để không lãng phí thời gian chờ đợi rồi lại nhận được kết quả không mong muốn, tổ chức, cá nhân nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký để biết về khả năng đăng ký của nhãn hiệu, từ đó có phương án sửa đổi nhãn hiệu cho phù hợp.

Tra cứu nhãn hiệu bằng cách nào?

Có 2 cách để tra cứu nhãn hiệu, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

– Tự tra cứu:

Tất cả các nhãn hiệu đã đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Do đó, Quý khách hàng có thể hoàn toàn tự nhập thông tin cơ bản để tra cứu.

Ưu điểm: Miễn phí; tra cứu mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng internet;

Nhược điểm:

+ Kết quả chỉ là tương đối, chỉ chính xác khoảng 60% do nhiều trường hợp mặc dù dù nhãn hiệu đã được bảo hộ thành công, tuy nhiên Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ chưa kịp đưa lên website của Cục;

+ Để việc tra cứu cho kết quả hữu ích, người tra cứu cần có kinh nghiệm và kiến thức về sở hữu trí tuệ. Lý do bởi vì: việc tra cứu “nhãn hiệu có khả năng tương tự gây nhầm lẫn hay không” ngoài việc dựa trên tên nhãn hiệu còn căn cứ trên yếu tố nhóm hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu này đăng ký, các yếu tố khác…mới có thể đánh giá được.

– Tra cứu qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (tra cứu nâng cao).

Đây là việc tổ chức, cá nhân gửi mẫu nhãn hiệu cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để được tra cứu nâng cao tại Cục sở hữu trí tuệ.

Ưu điểm:

+ Tra cứu và đối chiếu với tất cả các nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu đã được đưa lên website Cục và chưa được đưa lên website Cục;

+ Đánh giá khả năng bảo hộ gần như tuyệt đối, đặc biệt với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt, cho độ chính xác lên đến 95%;

+ Được khuyến nghị hướng sửa đổi nhãn hiệu để có khả năng đăng ký;

Nhược điểm:  Mất chi phí tra cứu

Trong 02 hình thức kể trên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên tiến hành theo hình thức thứ 2. Vì chỉ với một khoản chi phí nho nhỏ, Quý khách hàng đã có thể gần như loại trừ tuyệt đối trường hợp nộp hồ sơ đăng ký cho nhãn hiệu “không có khả năng đăng ký”, không mất công chờ đợi vài tháng trời để rồi nhận “trái đắng”. Bên cạnh đó, Quý khách hàng còn được nhận thêm “ưu đãi” là khuyến nghị sửa đổi để tăng khả năng đăng ký cho nhãn hiệu mà không nhất thiết phải “từ bỏ” nhãn hiệu cũ.

Tra cứu nhãn hiệu nên tiến hành tại thời điểm nào?

Tra cứu nhãn hiệu được coi là đem lại hiệu quả cao nhất nếu thực hiện song hành với việc Thiết kế nhãn hiệu. Nếu thực hiện tại thời điểm này, lợi ích mang lại sẽ là:

– Nhãn hiệu được khuyến nghị sửa đổi ngay tại thời điểm thiết kế do đó tổ chức, cá nhân có quyền tự quyết xem có nên tiếp tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó không? Hoặc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đã sửa đổi có ảnh hưởng đến chính sách và chiến lược kinh doanh của đơn vị hay không;

– Không lãng phí thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong khi nhãn hiệu có khả năng đăng ký thấp hoặc không có khả năng đăng ký.

Nên tra cứu nhãn hiệu qua đơn vị nào?

Hiện nay mặc dù nhiều đơn vị nhận hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu, tuy nhiên, Luật Hoàng Phi vẫn tự hào là đơn vị tra cứu nhãn hiệu cho kết quả chính xác nhất, nhanh nhất và chế độ ưu đãi nhất. Cụ thể như sau:

– Tra cứu nhãn hiệu qua 02 bước cơ bản và nâng cao cho Quý khách hàng. Thời gian trả kết quả: từ 03-05 ngày làm việc cho 2 bước tra cứu;

– Đánh giá khả năng đăng ký lên đến 95%;

– Nếu Quý khách hàng đã có nhãn hiệu trước đó và sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi, khi kết quả tra cứu cho thấy khả năng đăng ký thấp, chúng tôi sẽ hỗ trợ chỉnh sửa/thiết kế lại nhãn hiệu để tăng khả năng đăng ký cho nhãn hiệu.

Nếu khách hàng chưa có nhãn hiệu, chúng tôi sẽ hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu kết hợp tra cứu nhãn hiệu cho Quý khách hàng để đảm bảo nhãn hiệu thiết kế ra có khả năng bảo hộ cao nhất;

– MIỄN PHÍ tra cứu nhãn hiệu nếu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Luật Hoàng Phi.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi được phục vụ bạn.

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại hoàng phi:

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!