So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.
Liên quan đến vốn doanh nghiệp, chúng ta bắt gặp những thuật ngữ như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu,… Vậy hai loại vốn này khác nhau như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết về so sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dưới đây:
Để có căn cứ so sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ các khái niệm vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, cụ thể như sau:
Khái niệm vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần theo khoản 34 Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Vốn điều lệ là một trong những nội dung cơ bản của điều lệ công ty, được ghi nhận trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty và có thể điều chỉnh (tăng, giảm) trong quá trình công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi vốn điều lệ cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Vốn điều lệ là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý về tài sản của công ty với các chủ thể có liên quan. Hiện nay, trừ những ngành, nghề kinh doanh đặc biệt có yêu cầu số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần đáp ứng, thành viên công ty, chủ sở hữu công ty, cổ đông có thể tự chủ với số vốn góp để tạo nên vốn điều lệ cho công ty.
Khái niệm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty. Đây không phải là khái niệm pháp lý, không được ghi nhận trong văn bản pháp luật hiện hành.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.
Công thức:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.
Thông thường, vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở dạng vốn góp, lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch đánh giá tài sản và nguồn khác. Trong đó:
– Vốn góp được hiểu là số vốn thực tế của các thành viên chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty. Tài sản vốn góp có thể là tiền, vàng, các loại tài sản khác.
– Lợi nhuận kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng được các công ty đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nguồn lợi giữa sự chênh lệch doanh thu và chi phí khác.
– Chênh lệch đánh giá tài sản. Đây là con số phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá tài sản cố định hay các loại tài sản khác vào bảng kế toán. Do đó, khi hoạch định vào bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu cần tiến hành đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên của công ty.
– Các nguồn khác: Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau hoặc các mô hình phát triển kinh doanh khác nhau mà các công ty có những cách huy động vốn khác nhau. Điều này góp phần phát triển phần vốn của chủ sở hữu.
Ví dụ vốn chủ sở hữu
Chị B sở hữu và điều hành, quản lý một công ty sản xuất văn phòng phẩm. Và chị B muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty của mình.
Giá trị tài sản ước tính là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật tư hiện tại có giá trị là 2 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu của công ty này là 1 tỷ đồng.
Hiện tại công ty này cũng đang nợ 3 tỷ đồng tiền vay để mua đồ cho nhà máy, 500 triệu đồng tiền lương, 2 tỷ đồng cho một nhà cung cấp phụ tùng cho hàng hóa trước đó đã nhận.
Để tính toán vốn chủ sở hữu của mình, chị B có thể tính theo công thức như sau:
Vốn chủ sở hữu của công ty = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (7 + 5 + 2 + 1) – (3+ 0,5 + 2) = 15 – 5,5 = 7,5 tỷ đồng.
So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Thứ nhất: Về chủ sở hữu vốn
– Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.
– Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.
Thứ hai: Về cơ chế hình thành
– Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp.
– Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Thứ ba: Về nghĩa vụ trả nợ
– Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do đó, vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty. Vì lẽ đó, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp.
Qua nội dung bài viết về so sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, mong rằng Quý vị có cái nhìn rõ nét hơn về vốn doanh nghiệp, chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp về nội dung bài viết.
->>>>> Tham khảo thêm: Tăng vốn điều lệ công ty
->>>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh