Quy định về giấy giới thiệu như thế nào ?
Giấy giới thiệu là một trong những công văn giấy tờ được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên có thể thấy pháp luật cũng có những quy định nhất định về giấy giới thiệu. Để giúp bạn đọc nắm được rõ nội dung vấn đề Quy định về giấy giới thiệu ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi.
Giấy giới thiệu là gì
Trước khi đi nghiên cứu tìm
Giấy giới thiệu là một trong những công văn giấy tờ được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên có thể thấy pháp luật cũng có những quy định nhất định về giấy giới thiệu. Để giúp bạn đọc nắm được rõ nội dung vấn đề Quy định về giấy giới thiệu ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi.
Giấy giới thiệu là gì
Trước khi đi nghiên cứu tìm hiểu về nội dung Quy định về giấy giới thiệu ra sao thì bài viết xin giải đáp về giấy giới thiệu là gì. Căn cứ theo mục lục I của nghị định số 527-TTg ban hành bản điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ quan đưa ra giải thích về giấy giới thiệu như sau:
“14. Giấy giới thiệu: Giấy giới thiệu là một công văn cấp cho một cán bộ hoặc nhân viên phải đi công tác ở ngoài cơ quan”.
Như vậy có thể hiểu Ggấy giới thiệu là giấy thường được các công ty, doanh nghiệp hoặc cơ quan đơn vị sử dụng để giới thiệu nhân viên, cán bộ của mình đi làm việc tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác để giải quyết những công việc của đơn vị đó.
Quy định về giấy giới thiệu
Căn cứ theo quy định tại nghị định số 527-TTg ban hành bản điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ quan thì tại “điều 1: Các công văn, giấy tờ, gọi chung là văn bản, gồm các loại chính sau đây: luật, sắc luật, sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết định, điều lệ, thông tư, chỉ thị, báo cáo, thông cáo, thư công, công điện, công lệnh, phiếu gửi, giấy giới thiệu, giấy đi đường, biên bản”.
– Do đó giấy giới thiệu là một loại văn bản hành chính và việc trình bày giấy giới thiệu cần tuân theo quy định pháp luật về cách thức trình bày nội dung. Cụ thể giấy giới thiệu sẽ tuân theo văn bản hành chính đúng chuẩn được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
+ Về mặt hình thức thì trước hết thể thức văn bản giấy giới thiệu bao gồm các thành phần chính Quốc hiệu và Tiêu ngữ; Tên cơ quan, tổ chức ban hành Giấy giới thiệu; Số, ký hiệu của Giấy giới thiệu; Địa danh và thời gian ban hành Giấy giới thiệu; Tên loại và trích yếu nội dung Giấy giới thiệu; Nội dung Giấy giới thiệu; Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức; Nơi nhận.
+ Ngoài ra, giấy giới thiệu cũng như các văn bản hành chính khác đều có quy định chung về kỹ thuật trình bày Giấy giới thiệu theo Nghị định 30. Theo đó: Khổ giấy được sử dụng là khổ A4 (210 mm x 297 mm). Trình bày theo chiều dài của khổ A4; Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15-20 mm; Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
– Về mặt nội dung thì theo quy định tại nghị định số 527-TTg ban hành bản điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ quan trong giấy giới thiệu phải ghi rõ:
Những cơ quan mà nhân viên phải giao dịch,
Giao dịch về vấn đề gì, trong một thời gian nào, và có thể có đề nghị các cơ quan sở quan giúp đỡ.
Giấy giới thiệu cũng có thể cấp cho một người không phải là cán bộ hay nhân viên cơ quan để đến một cơ quan khác làm một việc gì.”
Ý nghĩa của giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của chúng ta. Có thể thấy việc sử dụng giấy giới thiệu rất phổ biến cho thấy tầm quan trọng của giấy giới thiệu. Giấy giới thiệu giúp giới thiệu cá nhân thực hiện công việc hay đến công tác tại một nơi nào đó; bên phía người nhận sẽ nắm được thông tin và cũng có căn cứ để biết được việc giới thiệu.
Người được giới thiệu trong giấy giới thiệu sẽ thay mặt cho cá nhân/tổ chức của mình và thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao. Do đó trong công việc của bản thân sẽ thuận lợi cho việc hợp thức hóa những vấn đề và thủ tục pháp lý có liên quan như việc ký biên bản bàn giao, các hồ sơ, chứng từ có liên quan.
Bên cạnh đó trước khi giới thiệu cá nhân đến làm việc, các đơn vị, cơ quan đã thống nhất với nhau về nội dung công việc. Giấy giới thiệu có tác dụng đảm bảo để cá nhân thực hiện đúng nội dung công việc trong giấy giới thiệu nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình và để đảm bảo giấy giới thiệu không bị lợi dụng để thực hiện những công việc khác không liên quan.
Việc sử dụng giấy giới thiệu tạo điều kiện thuận lợi cho bên được giới thiệu xác nhận đúng người mà đơn vị của mình sẽ tiếp nhận, tránh được các trường hợp nhầm lẫn hoặc là giả mạo gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không đáng có trong công việc chung.
Mỗi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân khi muốn giới thiệu một cá nhân phù hợp đến làm việc hoặc là đi liên hệ công tác tại một đơn vị nào đó thì sẽ cần phải có mẫu giấy giới thiệu. Tuy nhiên cũng cần tuân thủ quy định về giấy giới thiệu theo pháp luật.
->>> Tham khảo thêm : Hợp đồng thuê nhà
->>> Tham khảo thêm : Lý lịch tư pháp