Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng?

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng?

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? chắc hẳn là một trong những thắc mắc của khá nhiều người khi tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng thuê nhà kinh doanh.
Để trả lời cho câu hỏi Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là gì?
Điều 472 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? chắc hẳn là một trong những thắc mắc của khá nhiều người khi tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng thuê nhà kinh doanh.

Để trả lời cho câu hỏi Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là gì?

Điều 472 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, có thể hiểu hợp đồng thuê nhà kinh doanh là là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thuê nhà kinh doanh trong đó các bên thỏa thuận với nhau về quyền, nghĩa vụ của các bên, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng?

Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “…Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về việc công chứng hợp đồng thuê nhà kinh doanh, do đó vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định: “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.”

Vậy, theo quy định trên có thể kết luận hợp đồng thuê nhà kinh doanh không bắt buộc phải công chứng hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu công chứng. Tuy nhiên, Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có công chứng sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn, hạn chế được phần nào rủi ro, tranh chấp xảy ra cho các bên.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà kinh doanh là do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà kinh doanh là thời điểm ký kết hợp đồng.

Lưu ý: Đối với trường hợp các bên có mong muốn công chứng hợp đồng cho thuê kinh doanh thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng được xác định dựa theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014 về các trường hợp hợp đồng về nhà ở bắt buộc phải công chứng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, có thể trả lời cho câu hỏi Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? là không cần công chứng. Tuy nhiên, nếu các bên có nhu cầu công chứng có thể tham khảo một số thông tin sau:

Trình tự, cách thức thực hiện công chứng hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Hồ sơ gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở; bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Hợp đồng (trường hợp tự soạn thảo sẵn).

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ

Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

+ Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

+ Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

+ Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng.

Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư Số: 257/2016/TT-BTC mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê nhà kinh doanh được quy định như sau:

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

Trên đây chúng tôi cung cấp đến bạn đọc nội dung liên quan đến Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng? Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc và nắm được các thông tin cần thiết.

->>> Tham khảo thêm : Lý lịch tư pháp

->>> Tham khảo thêm : Giấy ủy quyền

->>> Tham khảo thêm : Giấy giới thiệu

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!