Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì? Quý khách hàng có thể có ngay câu trả lời của mình qua bài viết dưới đây của Luật sư doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Trụ sở chính của doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là hai khai niệm rất dễ nhầm lẫn bởi đây đều là địa chỉ tiến hành các công việc liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên thực tế đây là lai địa điểm hoàn toàn khác nhau. Nếu như địa chỉ trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc của công ty trên lãnh thổ Việt Nam.

Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử hay nói cách khác đây là địa chỉ liên lạc của công ty, thì địa điểm kinh doanh chính là địa điểm mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như nhà máy, nhà xưởng,…

Trong Luật doanh nghiệp 2005, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập thì doanh nghiệp chỉ được cấp một loại giấy duy nhất là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng đến Luật doanh nghiệp 2014 thì đã có điểm mới hơn, đó là khi nhà đầu tư đăng ký thành lập, nếu trường hợp địa chỉ trụ sở chính và địa điểm kinh doanh là hai nơi khác nhau thì doanh nghiệp sẽ được cấp hai loại giấy là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Tại nghị định 78/2015 NĐ – CP cũng quy định:

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.

Như vậy, có thể thấy hai địa chỉ trên của công ty là hoàn toàn khác nhau. Nhà đầu tư có quyền đặt địa điểm kinh doanh ở bất kỳ đâu trong phạm vi tỉnh thành hoặc khác tỉnh thành nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Trước khi gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh, chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, trong đó có thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh:

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế;

Tên đầy đủ của Doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính, tên, địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có) (Trường hợp địa điểm kinh doanh đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở)

– Tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh;

– Ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh;

– Thông tin cá nhân cảu người đứng đầu địa điểm kinh doanh (Họ tên, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh)

– Thông tin cá nhân (Họ tên, chữ ký) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc thông tin của người đứng đầu chi nhánh nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh (Trường hợp người đứng đầu không phải người đại diện theo pháp luật, cổ đông hoặc thành viên của công ty)

– Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký địa điểm kinh doanh (Bản photo công chứng CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền).

Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định tành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi địa điểm kinh doanh được đặt. Doanh nghiệp có nghãi vụ gửi thông báo cho phòng đăng ký đúng thời hạn đã quy định. Nếu quá 10 kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp không thực hiện hoặc chưa thực hiện gửi thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về việc vi phạm quy định của pháp luật về Thay đổi đăng ký kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Sau khi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Trong vòng 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ nhập thông tin của địa điểm kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Doanh nghiệp khi có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp soạn hồ sơ hoặc thuê các công ty cung cấp dịch vụ pháp lý soạn và chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ như đã nêu ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ: Sau khi đã hoàn tất phần chuẩn bị hồ sơ, chủ thể nộp hồ sơ sẽ nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Sau khi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Trong vòng 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ nhập thông tin của địa điểm kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập văn phòng đại diện

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!