Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Giới thiệu trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Giới thiệu trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước. Đây là một trong hai  cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là gì. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số thông tin giới thiệu trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp được quy định tại Quyết định 97/QĐ-BTP.

Chức năng của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có địa chỉ tại số 9 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Theo Điều 1 Quyết định 97/QĐ-BTP, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tên giao dịch tiếng Anh là: National Centre for Criminal Record (Viết tắt là: NCCR).

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Như đã đề cập ở trên, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước. Chức năng của Trung tâm lý lịch tư pháp gắn liền với từng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Cụ thể, Điều 2 Quyết định 97/QĐ-BTP quy định, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Thứ nhất: Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn này được mô tả chi tiết như sa

– Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, hướng dẫn Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu tư pháp của địa phương mình.

– Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp.

– Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;

–  Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú và người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thứ hai: Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng Bộ tư pháp giao, như: (i) Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp; (ii) Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao; (iii) Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp; (iv) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp; (v) Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp; v.v.

Thứ ba: Thực hiện việc kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

Thứ tư: Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

Thứ năm: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

Thứ sáu: Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ tư pháp giao.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Theo Điều 3 Quyết định 97/QĐ-BTP, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia được tổ chức theo mô hình như sau: Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban khác. Trong đó, có 01 Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc. Các phòng ban bao gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng tiếp nhận và xử lý thông tin; và Phòng Dữ liệu tư pháp.

Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Còn các Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác của Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng tiếp nhận và xử lý thông tin; và Phòng Dữ liệu tư pháp sẽ do Giám đốc trung tâm quy định.

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp của rung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: “Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

  1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  3. b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
  4. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  6. b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
  7. c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  8. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

  1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.”

Từ quy định trên, có thể thấy, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

Một là: Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú.

Hai là: Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

->>> Tham khảo thêm: Thừa phát lại

->>> Tham khảo thêm: Công chứng vi bằng

->>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!