Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp?
Trên đây là nội dung bài viết Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Viên chức là những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được tuyển dụng theo quy định. Ví dụ như, giáo viên giảng dạy chính thức tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp công lập. Ngoài công việc giảng dạy, nhiều giáo viên sẽ học cách để có thể kiếm thêm thu nhập như bán hàng online, kinh doanh… Vậy Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp hay không?
Viên chức là gì?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).
Viên chức có các đặc điểm như sau:
Một là, viên chức là công dân Việt Nam
Hai là, chế độ tuyển dụng viên chức
Viên chức phải là người được được tuyển dụng theo vị trí việc làm và căn cứ đầu tiên để tuyển dụng viên chức là vị trí việc làm. Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng như sau:“Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Ba là, nơi làm việc
Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Giám đốc là gì? Phó giám đốc là gì?
Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, Giám đốc doanh nghiệp có thể được coi là người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định trên không xác định rõ Phó giám đốc có phải là người giữ chức vụ quản lý trong công ty hay không, do vậy sẽ phụ thuộc vào quy định tại Điều lệ công ty. Nếu Điều lệ có nội dung quy định Phó giám đốc công ty là cá nhân giữ chức danh quản lý có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty thì khi đó Phó Giám đốc cũng là người quản lý doanh nghiệp.
Vậy Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp hay không?
Quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh ngoài thời gian làm việc
Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 quy định như sau:
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định những điều mà viên chức không được làm như sau:
-Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
– Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
– Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
– Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp?
Câu hỏi Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp được trả lời như sau:
Theo Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức 2010 thì viên chức có quyền hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Như vậy, cùng với quy định về người quản lý doanh nghiệp thì viên chức sẽ không được giữ chức vụ Giám đốc doanh nghiệp. Và tùy theo quy định tại Điều lệ công ty về quyền hạn và nhiệm vụ của chức vụ Phó Giám đốc mà xác định viên chức có được giữ chức vụ này hay không.
Trên đây là nội dung bài viết Viên chức có được làm giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hồ Chí Minh
->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh