Văn phòng thừa phát lại quận 5
Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 là một trong năm văn phòng đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh; hoạt động theo Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 15/4/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 đã tạo được vị thế riêng và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong lĩnh vực pháp lý, luôn hoạt động
Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 là một trong năm văn phòng đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh; hoạt động theo Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 15/4/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 đã tạo được vị thế riêng và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong lĩnh vực pháp lý, luôn hoạt động với phương châm “Thành công của khách hàng là thành công của chúng tôi”.
Vậy Văn phòng thừa phát lại thực hiện những công việc gì? Địa điểm của văn phòng thừa phát lại quận 5 ở đâu? Mời Khách hàng cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Địa chỉ hiện nay của Văn phòng thừa phát lại quận 5 là ở đâu?
Khác biệt hoàn toàn với số lượng Văn phòng công chứng tại các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh hiện tại số lượng văn phòng thừa phát lại trên địa bàn quận huyện khá ít.
Theo thông tin chúng tôi kiểm tra hiện tại ở Quận 5 có 01 văn phòng phòng thừa phát lại đang hoạt động phục vụ cho người dân trong khu vực quận 5 nói riêng và thành phố nói chung. Tên văn phòng là: Văn phòng Thừa phát lại Quận 5.
Địa chỉ: 805 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (028) 3924 6808 – 0903 023 239
Fax: (028) 3923 7616
Website: www.thuaphatlaiquan5.com.vn
Email: thuaphatlaiq5@gmail.com
Văn phòng thừa phát lại quận 5 thực hiện những công việc gì?
Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 hoạt động theo Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 15/4/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Giấy đăng ký hoạt động số 41.01.0004/TP-TPL-ĐKHĐ do Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần 1 ngày 21/05/2010, cấp lần 2 ngày 04/06/2013.
Trong suốt quá trình hoạt động không ngừng nỗ lực và cố gắng, cùng với đội ngũ Thừa phát lại giàu kinh nghiệm, đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, kế toán, công nghệ thông tin trẻ trung, năng động, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, tốt nghiệp hệ chính quy của các trường đại học hàng đầu trong cả nước thì càng ngày Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 càng tạo được vị thế riêng và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong lĩnh vực pháp lý.
Chúng tôi hiểu được rằng trong suốt thời gian hơn 10 năm hoạt động Văn phòng Thừa phát lại Quận 5 cam kết nổ lực hết mình để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trong lĩnh vực pháp lý. Theo tìm hiểu thì hiện tại văn phòng hỗ trợ Khách hàng thực hiện những công việc như sau:
– Lập Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
– Thi hành Bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự, khách hàng.
– Thực hiện việc tống đạt các văn bản, giấy tờ tố tụng cho cơ quan Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát.
Thủ tục lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại quận 5
Lập vi bằng vốn là một trong những hoạt động được quy định tương đối chặt chẽ trong các văn bản hiện hành, điều này đồng nghĩa với việc trình tự chuẩn để lập được một bản vi bằng hợp pháp cũng khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có những kiến thức, chuyên môn vững vàng.
Tương tự giống như bao nhiêu văn phòng thừa phát lại khác thì Thủ tục lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại quận 5 được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Cung cấp các giấy tờ liên quan để chuẩn bị lập vi bằng
Chủ thể có nhu cầu cần chuyển yêu cầu lập vi bằng của mình đến Thừa phát lại tại Văn phòng thừa phát lại quận 5 theo địa chỉ 805 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng Thừa phát lại khi nhận được yêu cầu sẽ yêu cầu cung cấp thêm hoặc trao đổi trực tiếp các thông tin cụ thể liên quan đến sự việc. Hai bên sẽ trao đổi nếu đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng được thì bạn sẽ được điền vào một tờ phiếu mẫu để lập vi bằng.
Tất cả những nội dung 02 bên thỏa thuận luôn phải đảm bảo theo quy định Điều 38 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại:
“1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Nội dung vi bằng cần lập;
- b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- c) Chi phí lập vi bằng;
- d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
- Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.
Bước 2: Tiến hành lập vi bằng
Sau khi thỏa thuận về việc lập vi bằng thì chủ thể có yêu cầu cần thông báo rõ ràng cho Thừa phát lại địa điểm, thời gian,… để đảm bảo công việc được thực hiện.
Khi lập vi bằng, các Thừa phát lại sẽ sao thành 03 bản có giá trị tương đương nhau. Một bản sẽ được giao cho khách hàng (người yêu cầu lập vi bằng). Một bản gửi đến Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố nơi có chế định Thừa phát lại và một bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định.
Nếu vi bằng có sai sót về việc đánh máy hay in ấn thì Thừa phát lại có thể sửa lỗi này bằng văn bản có chữ ký của bản thân và đóng dấu của văn phòng.
Bước 3: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Khi đã giao vi bằng đến tay khách hàng, thư ký nghiệp vụ sẽ lấy chữ ký xác nhận của khách vào sổ bàn giao vi bằng để thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Khách hàng cũng đồng thời phải thanh toán theo các thỏa thuận đã ghi trong vi bằng cùng các chi phí phát sinh khác.
Trong trường hợp khách hàng cần bản sao của vi bằng thì có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại quận 5 cung cấp bản sao này. Bản sao sẽ được thực hiện tại Văn phòng và có đóng dấu bản sao đầy đủ. Hồ sơ vi bằng gốc cần bổ sung thêm văn bản lưu lại sự việc cấp bản sao này mới đúng quy định pháp luật.
Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng các thông tin hữu ích liên quan đến Văn phòng thừa phát lại quận 5. Cảm ơn Khách hàng đã theo dõi.
->>> Tham khảo thêm : Công chứng vi bằng
->>> Tham khảo thêm : Lý lịch tư pháp