Trình tự, thủ tục để chuyển nhượng nhãn hiệu
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Luatsudoanhnghiep.com.vn sẽ hướng dẫn thủ tục cho Quý khách hàng qua bài viết sau đây.
Nhãn hiệu là sản phẩm trí tuệ của một cá nhân, tổ chức, có chức năng phân biệt giúp cho người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn giữa các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị khác. Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy chứng nhận nhãn hiệu thì chủ sở hữu sẽ chấm dứt toàn bộ quyền lợi của mình đối với nhãn hiệu đó.
Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cũng như những hợp đồng chuyển nhượng tài sản thông thường trong dân sự, tức là điều kiện tiên quyết cần có là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của cả hai bên, nếu một bên bị ép buộc hay không tự nguyện ký kết thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên vô hiệu.
Khi soạn hợp đồng, quý khách cần lưu ý nội dung ghi trong hợp đồng chuyển nhượng phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:
– Thông tin về tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Phạm vi chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ của hai bên khi giao kết hợp đồng;
– Phạt, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng;
– Điều khoản giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có cần đăng ký ?
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu để được pháp luật ghi nhận cần phải tiến hành đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Lý do bởi vì việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu được thực hiện trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
Để đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, Quý khách cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng (theo mẫu);
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có chữ ký xác nhận của các bên trong từng trang hoặc được đóng dấu giáp lai;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu; nếu quyền sở hữu nhãn hiệu là sở hữu chung (nhãn hiệu tập thể);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí…
Lưu ý: Nếu Quý khách nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu công nghiệp – Luatsudoanhnghiep.com.vn – Luật Hoàng Phi thì cần cung cấp cho chúng tôi giấy ủy quyền và văn bằng bảo hộ, các giấy tờ khác sẽ do chúng tôi chuẩn bị và ký thay Quý khách hàng (trừ Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu).
Liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, Luatsudoanhnghiep.com.vn sẽ hỗ trợ những gì?
Nếu Quý khách còn gặp vướng mắc về chuyển nhượng nhãn hiệu, quý khách hãy liên hệ ngay tới công ty để được hỗ trợ. Các Luật sư có chuyên môn sâu về sở hữu trí tuệ sẽ giải đáp cho Quý khách hàng các vấn đề khác như:
– Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu vì không phải chủ thể nào cũng được chuyển nhượng – nhận chuyển nhượng nhãn hiệu hay không phải mọi nhãn hiệu đều được chuyển nhượng. Chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng chắc chắn về nội dung này để tránh trường hợp bị Cục sở hữu trí tuệ trả lại hồ sơ;
– Tư vấn về cách soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng hoặc trực tiếp soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng giúp Quý khách hàng;
– Soạn hồ sơ và hoàn tất tờ khai và các giấy tờ liên quan khác để tiến hành nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ giúp Quý khách hàng trên cơ sở Giấy ủy quyền mà khách hàng cung cấp;
– Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của Cục sở hữu trí tuệ và kịp thời giải quyết các tình huống phát sinh thay Quý khách hàng cho đến khi trao được kết quả cho Quý khách hàng;
– Tư vấn giúp Quý khách hàng phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, Luatsudoanhnghiep.com.vn sẽ cung cấp mẫu hợp đồng cơ bản để khách hàng sử dụng và tham khảo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ……………………/HĐCNNH
– Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ nhu cầu và điều kiện của các bên
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm …… Tại ………………………………. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
– Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………………………………..
– Trụ sở chính: ……………….………………………………………………………….
– Điện thoại: …………………………………………………………………………….
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………
– Tài khoản số: ………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ….…………………………………………
– Đại diện là: …………………………………………………………………………….
– Chức vụ: ..…………………………………………………………………………….
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………………………………
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
– Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………….
– Trụ sở chính: ……………………….………………………………………………..
– Điện thoại……….……………………………………………………………………
– Mã số thuế: ………..…………………………………………………………………..
– Tài khoản số: …………………………………….……………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………………………….…………….
– Đại diện là: ………………………..…………………………………………………..
– Chức vụ: …………………………..…………………………………………………..
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………..…………………….
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT | Tên đối tượng | Số GCN | Ngày cấp | Nhóm sản phẩm |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 |
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.
1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).
(hoặc là khoản phí cụ thể là ……………………………………………………)
Phương thức thanh toán: ……………………………………………..……………….
Địa điểm thanh toán:………………………………………………….………………..
Thời hạn thanh toán: …………………………………………………..……………….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
– Cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
– Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
– Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng
4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:
– Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
– Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)
Điều 8: Thẩm quyền ký kết
Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
Khi có nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Hoàng Phi
Văn phòng HCM: Phòng A-C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 028.73090.686 Email: lienhe@luathoangphi.vn
Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tel: 024.62852839 Email: lienhe@luathoangphi.vn
HOTLINE: 096.1980.886 – 0981.378.999
Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999 Email: lienhe@luathoangphi.vn
Các dịch vụ nổi bật khác: