Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào ?
Một trong những cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là đổi mới sản phẩm, làm cho chúng có mẫu mã bắt mắt, ưa nhìn. Việc sáng tạo và đưa kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp. Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Việc làm này sẽ giúp các cá nhân, tổ
Một trong những cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là đổi mới sản phẩm, làm cho chúng có mẫu mã bắt mắt, ưa nhìn. Việc sáng tạo và đưa kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp. Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Việc làm này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức giảm thiểu chi phí khi nộp đơn, hạn chế khả năng bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc phải sửa đổi hồ sơ đăng ký bảo hộ, rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp… Nhưng nhiều cá nhân vẫn chưa biết Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tra cứu kiểu dáng công nghiệp đơn giản nhất.
Căn cứ pháp lí quy định về kiểu dáng công nghiệp
Trước hết vào nội dung bài viết Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào, chúng ta cùng xem những văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Các văn bản pháp luật đó là:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi 2009;
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp để làm gì?
Tiếp theo nội dung bài viết Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào chúng ta phải biết tới mục đích phải tra cứu kiểu dáng công nghiệp là gì. Đó là:
– Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
– Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);
– Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
– Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
– Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghệ;
– Xác định các công nghệ thay thế;
– Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;
– Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;
– Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
– Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
– Tìm kiếm thị trường thích hợp;
– Lựa chọn các đối tượng sở hữu công nghiệp đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Sau đây, chúng tôi cung cấp một vài phương pháp tra cứu kiểu dáng để trả lời cho câu hỏi Tra cứu kiểu dáng công nghiệp
– Đối với công cụ tra cứu: cá nhân, tổ chức có thể tra cứu từ các nguồn như Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục SHTT, của cơ quan SHTT các nước; Công cụ tìm kiếm trên internet : google images, yahoo images…hoặc sách, báo, tạp chí…
– Phương pháp tra cứu: có thể tra cứu theo phân loại Locarno; theo tên kiểu dáng công nghiệp; theo tên của người nộp đơn… hoặc theo tổ hợp các trường thông tin.
– Tra cứu trên iplib.noip.gov.vn.
Khi đã truy cập được vào website tra cứu, Chúng ta cần tạo truy vấn tìm kiếm cho kiểu dáng công nghiệp, các trường tra cứu gồm có:
+ Tên kiểu dáng công nghiệp;
+ Phân loại Locarno;
+ Tên chủ văn bằng;
+ Số đơn,…
Tùy vào nhu cầu và mức độ cần thiết thì chúng ta chọn các trường tra cứu tương ứng. Kết quả Tra cứu bao gồm các dữ liệu về kiểu dáng tương ứng với các trường đã chọn, bao gồm Tổng số kết quả tìm được và Bảng mô tả chi tiết từng kết quả tìm kiếm được.
Ví dụ: Nếu muốn biết Pepsico đã bảo hộ những kiểu dáng nào cho sản phẩm chai của họ thì ta nhập vào trường “Tên kiểu dáng công nghiệp” là *chai* và “Tên chủ văn bằng” là *pepsico* sau đó ấn “Tìm kiếm”
Như vậy, để tra cứu kiểu dáng công nghiệp ta có hai bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu thiết kế kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu
+ Bước 2: Tra cứu tại website: iplib.noip.gov.vn
Phí tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Tiếp theo nội dung bài viết Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào ta cùng xem phí tra cứu như thế nào.
Chi phí tra cứu kiểu dáng công nghiệp phụ thuộc vào hình thức tra cứu nêu trên. Cụ thể, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ là hoàn toàn miễn phí, đôi với việc tra cứu chính thức khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ phải trả một khoản chi phí cho việc tra cứu.
Hồ sơ tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Phần cuối nội dung bài viết Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào là việc chuẩn bị hồ sơ cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
– Tên gọi kiểu dáng công nghiệp tra cứu;
– Lĩnh vực của kiểu dáng công nghiệp;
– 02 bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp tra cứu bao gồm các ảnh trước, sau, trái, phải, trên, dưới, ảnh tổng thể kiểu dáng.
Trên đây là mọt số chia sẻ về vấn đề Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào. Nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ vào số Hotline của chúng tôi để tìm được câu trả lời nhanh và chính xác nhất.