Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Hỏi đáp » Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh

Khi thực hiện việc thành lập văn phòng đại diện cần chú ý những giấy tờ cần thiết và quy định liên quan để thực hiện việc đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện.

Hiện tại, nhu cầu mở văn phòng đại diện là một trong những hoạt động cần thiết của một số doanh nghiệp muốn tiếp xúc với thị trường xung quanh. Vậy khi thành lập thì thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh ra sao?,điều cần tìm hiểu khi muốn thành lập văn phòng đại diện là gì?

Ở bài viết này, chúng tôi – Luật sư Doanh nghiệp sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để giải đáp các câu hỏi trên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều cần tìm hiểu khi muốn thành lập văn phòng đại diện

– Chức năng của văn phòng đại diện:

+ Không có chức năng về kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc văn phòng đại diện không thể thực hiện các hoạt động trực tiếp sinh lời, nó chỉ có tác dụng ví dụ như là một văn phòng liên lạc, cung cấp các thông tin, tìm đối tác mới, giao dịch dưới sự ủy quyền từ công ty mẹ, tiếp cận thị trường.

+ Không có tư cách pháp nhân

Đối với nghĩa vụ về thuế: Văn phòng đại diện vẫn phải có nghĩa vụ về việc kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên làm việc trực tiếp tại đó. Thu nhập tính thuế được tính dựa vào tiền lương hoặc tiền công, các khoản khác theo quy định

Đối với việc văn phòng đại diện không thể thực hiện các hoạt động thì cũng không phải in hóa đơn, phát hành hóa đơn

– Dù là thành lập chi nhánh hay là văn phòng đại diện thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện làm biển để treo tại địa điểm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền – đây là điều bắt buộc

– Khi thành lập văn phòng đại diện thì cần phải bổ nhiệm một cá nhân làm người đứng đầu văn phòng đại diện đó để đảm nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động được ủy quyền từ công ty mẹ.

 Chủ thể này cần phải đủ năng lực hành vi dân sự đồng thời không thuộc những trường hợp pháp luật cấm.

– Khi thực hiện việc thành lập văn phòng đại diện cần chú ý những giấy tờ cần thiết và quy định liên quan để thực hiện việc đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện như: Việc đặt tên của văn phòng đại diện, địa điểm đặt văn phòng đại diện, mục đích hoạt động của văn phòng đại diện, các giấy tờ theo mẫu quy định,…

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh

Trong trường thành lập văn phòng đại diện thì chủ thể có thể lựa chọn địa điểm để hoạt động ở cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc khác tỉnh với trụ sở chính. Ở nội dung phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh, cụ thể như các bước dưới đây:

Bước 1: Chủ thể soạn thảo hồ sơ và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại phụ lục II-11 tại thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT

Trong đó bao gồm mã số doanh nghiệp, tên và địa điểm của văn phòng đại diện, tên và vị trí địa điểm trụ sở chính, nội dung về hoạt động văn phòng đại diện, thông tin người đại diện theo pháp luật, thông tin đăng ký về thuế, thông tin người đứng đầu chi nhánh.

+ Biên bản về cuộc họp với nội dung thành lập văn phòng đại diện ( nếu trụ sở chính là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn)

+ Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện theo mẫu quy định

+ Quyết định về việc bổ nhiệm người mà đứng đầu trong văn phòng đại diện đó

+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu có còn hiệu lực – người đứng đầu trong văn phòng đại diện

+ Bản sao của chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương của công ty mẹ

+ Giấy ủy quyền cho các nhân hoặc tổ chức thực hiện các thủ tục ví dụ đơn vị dịch vụ Luật sư Doanh nghiệp

+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu có còn hiệu lực của người trực tiếp nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ bằng hai cách như sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp lên bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh

+ Cách 2: Nộp bản scan qua hệ thống điện tử

– Nơi nộp hồ sơ là phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư)

– Hồ sơ được tiếp nhận sau đó được kiểm tra giấy tờ đã đầy đủ chưa. Kiểm tra xong hồ sơ đủ chủ thể được nhận giấy biên nhận

Bước 3: Nhận kết quả theo thông tin ngày hẹn trên biên nhận

– Khi nộp hồ sơ đầy đủ, chủ thể nhận kết quả sẽ phát sinh ra 2 trường hợp:

+ Hồ sơ hợp lệ: cấp chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

+ Hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền trả thông báo về kèm nội dung việc cần bổ sung, sửa đổi hồ sơ

Bước 4: Đăng công bố thông tin của chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

– Nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì doanh nghiệp cần phải thực hiện việc cập nhật thông tin của địa điểm văn phòng đại diện lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu

– Thực tế việc khắc con dấu sẽ thuận tiện trong một số trường hợp để ký kết hợp đồng, giao dịch khác,.. nên hầu hết các văn phòng đại diện đều tiến hành khắc con dấu, mẫu của con dấu văn phòng đại diện sẽ phải thống nhất với công ty mẹ.

– Sau đó, doanh nghiệp thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh, điều cần tìm hiểu khi muốn thành lập văn phòng đại diện là gì?. Mọi thắc mắc về bài viết này hoặc khác hàng có nhu cầu làm dịch vụ thành lập văn phòng đại diện có thể liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi qua hotline: 0981 378 999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết này!

->>> Tham khảo thêm : thành lập chi nhánh công ty

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!