Quy Trình Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp
Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ dễ dàng và đơn giản hơn nếu người nộp đơn nắm rõ quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều bước khác nhau, mỗi bước đều có sự phức tạp nhất định đòi hỏi người làm thủ tục am hiểu quy định của pháp luật và có kinh nghiệm thực tế linh hoạt. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số lưu ý trong quy trình đăng ký bảo hộ cho đối tượng này để Quý khách hàng tham khảo.
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Để thuận lợi được cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Quý khách hàng cần phải tiến hành các bước bao gồm:
Bước 1: Thiết kế/Sáng tạo kiểu dáng công nghiệp;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng;
– Bản mô tả kiểu dáng;
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của Cục sở hữu trí tuệ;
Bước 5: Nộp lệ phí cấp Văn bằng và nhận Văn bằng bảo hộ.
Những điểm cần lưu ý trong quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tổ chức, cá nhân sẽ nhận được Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong thời gian sớm nhất nếu các chủ thể tuân thủ các lưu ý sau đây của Luật Hoàng Phi.
Bước 1: Lưu ý về khả năng đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp.
Không phải kiểu dáng công nghiệp nào cũng đủ điều kiện đăng ký bảo hộ. Một kiểu dáng chỉ được bảo hộ nếu đảm bảo được:
– Tính mới;
– Tính sáng tạo;
– Khả năng áp dụng công nghiệp.
Nếu thiếu một trong các yếu tố nêu trên thì kiểu dáng công nghiệp đó hoàn toàn có thể bị từ chối bảo hộ.
Bước 2: Đơn đăng ký phải đảm bảo các yêu cầu bao gồm:
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp: phải lập theo Mẫu;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa.
Bước 3: Nộp hồ sơ phải kèm theo Nộp phí, lệ phí có liên quan cho Cục sở hữu trí tuệ. Việc nộp hồ sơ có thể trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 4: Kịp thời, liên tục theo dõi tình trạng xử lý đơn của Cục sở hữu trí tuệ tại Cổng thông tin Thư viện số về sở hữu công nghiệp, để từ đó đưa ra được các giải trình, phúc đáp… theo yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp Văn bằng đầy đủ để được cấp Văn bằng bảo hộ theo đúng quy định.
Luật Hoàng Phi – đem Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đến gần hơn với khách hàng
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được rút gọn chỉ còn 03 bước:
– Cung cấp kiểu dáng công nghiệp;
– Ký Hợp đồng và Giấy ủy quyền;
– Nhận Văn bằng bảo hộ;
nếu Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi.
Các công việc còn lại chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng bao gồm:
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng
– Tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng
– Soạn thảo hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng
– Nộp đơn, theo dõi đơn cho tới khi có kết quả cuối cùng
– Bàn giao bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn.
Khi có nhu cầu đăng ký sáng chế, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Thông tin chi tiết Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
- đăng ký logo thương hiệu
- đăng ký thương hiệu sản phẩm
- đăng ký bản quyền
- đăng ký khuyến mại
- giấy phép mạng xã hội