Quy Định Về Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ
Để đăng ký sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức cần bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành.
Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục pháp lý đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm thực tế để thực hiện thành công. Trên thực tế, có giải pháp đem lại thành công cho các chủ thể không đáp ứng được những đòi hỏi này, đó là gì?
Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ cho những cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đáp ứng được các quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ. Do đó, các chủ thể khi đăng ký sở hữu trí tuệ không thể không tìm hiểu quy định pháp luật. Nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi sẽ củng cố thêm những kiến thức pháp luật cho Quý độc giả để thực hiện trên thực tế.
Có nhiều quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ, trong phạm vi hữu hạn của bài viết, chúng tôi xin được đề cập đến những nội dung cơ bản sau:
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ và cơ quan giải quyết
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả:
+ Đăng ký quyền tác giả;
+ Đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả;
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ:
+ Đăng ký sáng chế;
+ Đăng ký thiết kế bố trí;
+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ Đăng ký nhãn hiệu;
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Người có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ
Nhìn chung, tác giả, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Với trường hợp đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, chủ thể có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:
Thứ nhất, tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng cả công sức và chi phí của mình;
Thứ hai, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất dưới các hình thức giao việc, thuê việc cho tác giả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Thứ ba, người có quyền đăng ký chuyển quyền cho cá nhân, tổ chức khác theo hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế, kế thừa.
Nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng tạo ra, đầu tư vào việc sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì việc đăng ký chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của các cá nhân, tổ chức này và các cá nhân, tổ chức này đều có quyền đăng ký.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Một cách khái quát, khi đăng ký sở hữu công nghiệp hay đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, hồ sơ đăng ký gồm các thành phần:
– Tờ khai đăng ký;
– Bản sao, tài liệu, mẫu vật mô tả, thể hiện thông tin về đối tượng đăng ký;
– Chứng từ xác nhận nộp phí, lệ phí theo quy định;
– Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục;
– Các tài liệu, giấy tờ khác trong trường hợp đăng ký cụ thể.
Giải pháp nào cho những cá nhân, tổ chức không nắm được quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ nhưng vẫn mong muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Quý vị là tác giả, chủ sở hữu đang có tài sản trí tuệ và mong muốn:
– Tập trung thời gian, công sức cho hoạt động sáng tạo các tài sản trí tuệ tiếp theo;
– Không muốn mất thời gian, công sức đi sâu vào việc tìm hiểu quy định pháp luật;
– Không muốn làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước
Vậy dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Hoàng Phi chính là giải pháp tốt nhất cho Quý vị bởi chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ từ A-Z sẽ hỗ trợ cho khách hàng:
– Giải đáp được các thắc mắc về quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ;
– Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận;
– Chuẩn bị các tài liệu cần thiết trong hồ sơ và soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ;
– Làm việc với cơ quan nhà nước: nộp hồ sơ, phản hồi yêu cầu của cơ quan nhà nước, nhận kết quả;
– Bàn giao kết quả cho khách hàng;
– Tư vấn pháp luật miễn phí sau đăng ký về các vấn đề sử dụng tài sản trí tuệ, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…
– Thông báo văn bằng bảo hộ hết hạn và đề nghị gia hạn,…
Hãy liên hệ ngay đến Luật Hoàng Phi để biết thêm thông tin quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ và được trải nghiệm dịch vụ uy tín, chất lượng, giá rẻ qua hotline 0981.378.999.
Tham khảo thêm về :