Quy Định Về Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Không Phải Ai Cũng Hiểu Rõ
Tìm hiểu chi tiết quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế có liên quan là việc mà mọi cá nhân, tổ chức cần phải quan tâm khi có ý định bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…
Có nhiều văn bản pháp luật hiện hành quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ. Tùy vào đối tượng đăng ký, phạm vi bảo hộ mong muốn, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ có sự khác biệt theo quy định. Dựa trên kinh nghiệm và những kiến thức đã được tích lũy trong suốt hơn 10 năm hoạt động, Luật Hoàng Phi sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn các quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ.
Quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ nằm tại các văn bản pháp luật nào?
Mỗi quốc gia đều có quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ riêng. Theo nghĩa rộng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện không chỉ ở một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Do đó, luật điều chỉnh về đăng ký sở hữu trí tuệ không gói gọn trong phạm vi phạm luật của một quốc gia duy nhất. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ mà các cá nhân, tổ chức sẽ cần đến.
Thứ nhất, các văn bản pháp luật Việt Nam:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009;
– Nghị định 103/2006/NĐ-CP;
– Nghị định 122/2010/NĐ-CP;
– Nghị định 100/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL;
– Thông tư số 211/2016/TT-BTC;
– Thông tư số 263/2016/TT-BTC…
Thứ hai, các điều ước quốc tế:
– Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp;
– Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT);
– Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
– Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
– Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật;
– Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng;
– Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
– Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu;
– Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu;
– Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp;
– Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế,…
Làm sao để dễ dàng nắm bắt các quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ?
Trên đây chỉ là một số văn bản pháp luật có quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ đáng lưu tâm. Thực tế, để nắm bắt đầy đủ, đúng đắn các quy định có liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ khá khó khăn, ngay cả với những người đang hành nghề luật hay là đại diện sở hữu công nghiệp… Bởi không hiểu đúng và đủ các quy định pháp luật về vấn đề đăng ký sở hữu trí tuệ, thực tế sử dụng các quy định pháp luật khó khăn. Nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức cảm thấy quá phức tạp mà bỏ việc đăng ký sở hữu trí tuệ, mất đi các quyền, lợi ích to lớn.
Nếu không am hiểu sâu rộng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, cũng đừng lo lắng, mọi người có thể sử dụng dịch vụ tư vấn, đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Hoàng Phi để tiết kiệm thời gian, không phải trực tiếp tiến hành thủ tục pháp lý mà vẫn nhận được giấy chứng nhận hoặc văn bằng bảo hộ theo mong muốn. Với nhiều năm hành nghề về sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ: toàn quốc; trọn gói; chất lượng; nhanh chóng; chi phí hợp lý.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu quy định về đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng theo các cách thức:
– Gọi điện đến hotline: 0981.378.999
– Gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6557
– Gửi thông tin về hòm thư điện tử: lienhe@luathoangphi.vn
Tìm hiểu thêm dịch vụ: