Nhãn hiệu và điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công
Không phải logo, thương hiệu nào cũng có khả năng được xác định là nhãn hiệu và đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ. Bài viết sau đây của Luatsudoanhnghiep.com.vn sẽ cung cấp tới Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến điều kiện bảo hộ nhãn hiệu để Quý khách hàng tham khảo.
Trước khi đi vào tư vấn khái niệm, chúng tôi xin làm rõ khái niệm “Nhãn hiệu” và “Thương hiệu”. Trong quá trình giao dịch hoặc trên các phương tiện truyền thông hay sử dụng cụm từ “Thương hiệu”. Tuy nhiên, về khái niệm Luật học, không có khái niệm “thương hiệu” trong Luật sở hữu trí tuệ, cụm từ “thương hiệu” chỉ là cách dùng trong quá trình giao dịch và về bản chất Luật học “thương hiệu” sẽ được gọi chung là “nhãn hiệu”.
Khái niệm nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác (khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Điều kiện chung để bảo hộ nhãn hiệu: tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Đồng thời, khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Vậy, có thể rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
Bình luận chi tiết về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
– Tiêu chí bảo hộ thứ nhất: Nhãn hiệu phải hội tụ đủ 2 yếu tố:
1. Dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được. Điều này được hiểu là cái mà con người có thể nhận thức và nắm bắt được qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hoá, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs cũng quy định: “… Các thành viên có 1 hể quy định như là điền kiện để được đăng kí rằng cúc dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Theo pháp luật của một số nước trên thế giới, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm nhạc, tiết nhạc mà con người có thể nhận biết được qua “thính giác” hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi hương mà con người có thể nhận biết thông qua “khứu giác” hay nhãn hiệu hàng hoá chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định.
2. Dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ, ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.
Lưu ý: Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước;
+ Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, ví dụ: Tên viết tắt của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hay Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu;
+ Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và của nước ngoài;
… và các trường hợp khác theo Điều 73 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Tiêu chí bảo hộ thứ hai: Phải có khả năng phân biệt;
“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thảnh từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tổ kết hợp thành một tổng thê dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…” (khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ). Quy định của điều luật chí đòi hỏi một hoặc một số các yếu tố thuộc dấu hiệu phải tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu. Nhãn hiệu dề nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con người. Bất kì ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác. Có thể có nhiều yếu tố độc đáo không giống những cái đã có nhưng lại quá nhiều chi tiết phức tạp hoặc quá nhiều hình vẽ rắc rối khiến cho người tiếp cận khó nắm bắt và không thể ghi nhớ được nội dung hoặc cấu trúc của nó.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Các hình và hình hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác như các hình hoặc quá phức tạp gồm nhiều đường nét rắc rối hoặc quá đơn giản như hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn… thường dùng trong toán học không được cách điệu hay được thể hiện thông qua các màu sắc độc đáo.
+ Các chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngón ngữ không thông dụng. Ngôn ngữ thông dụng được hiểu là bất kì ngôn ngữ nào được sử dụng và được nhiều người biết đến tại Việt Nam. Hiện nay, một dấu hiệu sẽ có khả năng được đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ nếu dấu hiệu này thuộc ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc.
Ngoại lộ được áp dụng cho các trường hợp trên: Đó là trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Để chứng minh được ngoại lệ này đòi hỏi người nộp đơn đăng kí nhãn hiệu phải đưa ra được các chứng cứ đầy đủ và thuyết phục.
+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ thuộc bất kì ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Những dấu hiệu, biểu tượng quy ước như 5 hình tròn lồng vào nhau là biểu tượng của các thế vận hội thể thao, hình chữ thập biểu tượng cho ngành y tế, hình cán cân công lí biểu tượng cho ngành tư pháp… sẽ không được đăng kí bảo hộ là nhãn hiệu. Những hình vẽ hay ảnh chụp của chính sản phẩm hàng hoá hay tên gọi thông thường của sản phẩm như “Bánh đậu xanh”, “Car” (tiếng Anh là ô tô) cũng không được sử dụng làm nhãn hiệu.
+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ. Thực chất đây chỉ là các dấu hiệu có chức năng thông tin về các vấn đề cần thiết liên quan đến quá trình sử dụng sản phẩm mà hoàn toàn không có chức năng phân biệt bởi nhiều khi hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau cũng có thể có cùng công dụng, tính chất, thành phần. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là nếu các dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng kí nhãn hiệu thì cũng sẽ được chấp nhận làm nhãn hiệu.
+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lí, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
+ Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của sản phẩm, dịch vụ trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và được thừa nhận rộng rãi hoặc được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng kí cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng kí có ngày ưu tiên sớm hơn trong trường họp đơn đăng kí được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng kí nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các loại hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự; hay nhãn hiệu của các loại hàng hoá, dịch vụ không trùng hoặc không tương tự nhưng có khả năng làm tổn hại đến khả năng phân biệt hay uy tín của các loại nhãn hiệu đó. Trường hợp này bao gồm các tình huống:
. Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
. Nhãn hiệu mà giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu đó đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lí do nhãn hiệu không được sử dụng;
. Nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, thậm chí trong cả trường hợp nhãn hiếu nổi tiếng đó được đăng kí cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng kí nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ, một người xin nộp đơn đăng kí nhãn hiệu Nokia cho các sản phẩm đồ gia dụng cũng không được chấp nhận mặc dù nó không trùng hay tương tự với các sản phẩm điện thoại của nhãn hiệu nổi tiếng Nokia.
+ Không có khả năng phân biệt nếu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm:
. Tên thương mại đang được sử dụng của người khác nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vềchất lượng hàng hoá, dịch vụ;
. Chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lí cùa hàng hoá. Đặcc biệt đối với các chỉ dẩn địa lí được đăng kí để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lí đó hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lí đó cũng không được chấp nhận nếu dấu hiệu được đăng kí để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí đó;
. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.
Như vậy: Việc xác định một nhãn hiệu có “trùng” với một nhãn hiệu khác hay không chúng ta chỉ cần xem xét là chúng có phải là bản photocopy y nguyên của nhau hay không, điều đó không khó khăn. Nhưng để xác định tính “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” giữa các loại nhãn hiệu với nhau đôi khi là một công việc khá phức tạp. Có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu nhưng cũng có khi không yếu tố nào được coi là có tính quyết định hơn yếu tố nào. Việc đưa ra tiêu chuẩn hay đáp số chung cho mọi trường hợp để xác định tính tương tự có khả năng gây nhầm lẫn là công việc không thể do đặc điểm riêng biệt của mỗi trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để xác định tính tương tự gây nhầm lẫn giữa hai hay nhiều nhãn hiệu (các tiêu chí này không phải xếp theo thứ tự quan trọng): Sự tương tự về cấu trúc (như thêm các thành phần thứ yếu không có khả năng phân biệt vào một nhãn hiệu đã tồn tại từ trước hoặc ngược lại loại bỏ hay thay đổi thành phần thứ yếu của của nhãn hiệu khác để làm thành nhãn hiệu của mình); ý nghĩa và hình thức thể hiện của các loại nhãn hiệu; sự tương tự về bản chất, phương thức lưu thông (kênh thương mại) trên thị trường của các loại nhãn hiệu; mức độ nổi tiếng của một trong các nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn tổng thể các yếu tố khác có liên quan đến các loại nhãn hiệu này (xem xét về sự thỏa thuận giữa người nộp đơn đăng kí dấu hiệu như một nhãn hiệu với chủ sở hữu của một nhãn hiệu sẵn có).
Tham khảo thêm :
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Hoàng Phi
Văn phòng HCM: Phòng A-C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 028.73090.686 Email: lienhe@luathoangphi.vn
Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tel: 024.62852839 Email: lienhe@luathoangphi.vn
HOTLINE: 096.1980.886 – 0981.378.999
Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999 Email: lienhe@luathoangphi.vn