Lệ Phí Duy Trì Mã Số Mã Vạch Hàng Hóa Được Quy Định Ở Đâu?
Khi nhận được mã số mã vạch, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ lệ phí duy trì mã số mã vạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam cấp theo quy định.
Theo quy định hiện hành, các khoản nghĩa vụ tài chính liên quan đến đăng ký mã số mã vạch và sử dụng được đề cập chi tiết tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính. Nhằm hỗ trợ quý khách hàng hiểu rõ hơn về mã vạch cũng như các khoản lệ phí duy trì mã số mã vạch, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Lệ phí duy trì mã số mã vạch theo quy định
Theo quy định hiện hành mức thu lệ phí duy mã số mã vạch hàng năm như sau:
– Lệ phí duy trì khi sử dụng mã doanh nghiệp GS1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm: 500 nghìn đồng
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm: 800 nghìn đồng
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm: 1 triệu 500 nghìn đồng
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm: 2 triệu đồng
– Lệ phí khi sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200 nghìn đồng
– Lệ phí khi sử dụng mã điạ điểm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200 nghìn đồng.
Một số lưu ý tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm:
Trên đây là các khoản lệ phí cần nộp, trong đó có lệ phí duy trì mã số mã vạch. Với trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% mức lệ phí duy trì mã vạch của hàng hóa, sản phẩm tương ứng với từng loại theo quy định nêu trên.
Luật Hoàng Phi cũng lưu ý đến quý khách: Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định (năm được cấp mã số mã vạch), còn các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Cơ quan phụ trách thu lệ phí duy trì mã số mã vạch
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thu các loại nghĩa vụ tài chính liên quan đến mã số mã vạch. Ngoài cơ quan này thì tổ chức, cá nhân khác không có thẩm quyền để thu.
Địa chỉ hiện nay đặt tại số 08, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng hình thức chuyển khoản theo thông tin sau:
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
– Chi nhánh: Cầu Giấy
– Số tài khoản: 1507201067907
– Đơn vị thụ hưởng là: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc Gia
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
– Chi nhánh: Nam Thăng Long
– Số tài khoản: 122000064913
– Đơn vị thụ hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc Gia
Lưu ý: Khi chuyển khoản đề nghị cơ sở ghi rõ tên, loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo giấy chứng nhận do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp – vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi.
Luật Hoàng Phi giúp doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục chuẩn xác
Chúng tôi là đơn vị pháp lý với kinh nghiệm rất nhiều năm trong lĩnh vực giấy phép. Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch chất lượng nhất;
Sau khi tiếp nhận ủy quyền từ quý khách hàng, chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thành hồ sơ đăng ký cần thiết, để có thể được cấp mã số mã vạch thành công nhanh chóng nhất;
Luật Hoàng Phi cam kết không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào so với hợp đồng hai bên đã thỏa thuận.
Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch được tiến hành nhanh gọn, đảm bảo làm hài lòng cho quý khách hàng. Mọi thắc mắc về lệ phí duy trì mã số mã vạch, xin vui lòng liên hệ thông qua hòm thư điện tử: lienhe@luathoangphi.vn hoặc gọi tới số hotline 0981.378.999 – 0961.981.886 để được tư vấn.
Một số dịch vụ nổi bật khác: