Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp

1Hiện nay, trong hồ sơ xin việc, hồ sơ xin cấp thị thực nước ngoài yêu cầu lý lịch tư pháp. Và có rất nhiều khách hàng thắc mắc về lý lịch tư pháp là gì? Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp không? sẽ được Luật Hoàng Phi tư vấn, giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.
Hồ sơ xin việc gồm những thành phần nào?
Hồ sơ xin việc là những tài

1Hiện nay, trong hồ sơ xin việc, hồ sơ xin cấp thị thực nước ngoài yêu cầu lý lịch tư pháp. Và có rất nhiều khách hàng thắc mắc về lý lịch tư pháp là gì? Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp không? sẽ được Luật Hoàng Phi tư vấn, giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

Hồ sơ xin việc gồm những thành phần nào?

Hồ sơ xin việc là những tài liệu, giấy tờ ứng viên cần phải chuẩn bị theo yêu cầu của nhà tuyển dụng để ứng tuyển vào một vị trí nhất định. Hồ sơ xin việc hiện nay có nhiều hình thức như hồ sơ xin việc online, hồ sơ xin việc qua gmail, hồ sơ giấy. Nhưng hình thức phổ biến nhất trên thị trường tuyển dụng vẫn là hình thức giấy. Thông thường, hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các loại tài liệu như sau:

Thứ nhất: Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

Đây là văn bản rất quan trọng tóm tắt các thông tin cá nhân của người xin việc như: họ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, trình độ… nhằm cho nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin về ứng viên.

Thứ hai: Đơn xin việc

Đơn xin việc có thể do ứng viên viết tay hoặc đánh máy hay có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc. Mục đích của đơn xin việc phải thể hiện được mong muốn được nhận công việc vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình.

Thứ ba: CV xin việc

Đây được coi là hồ sơ năng lực của ứng viên thể hiện trình độ, kinh nghiệm của bản thân. Hầu hết các ứng viên đều rất chú trọng cho phần này để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thứ tư: Giấy khám sức khỏe

Dùng để xác minh tình trạng sức khỏe hiện tại của ứng viên nhằm đảm bảo có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Giấy khám sức khỏe phải có dấu của cơ sở y tế có thẩm quyền như bệnh viện…

Thứ năm: Một số tài liệu khác

Ngoài những tài liệu kể trên, trong hồ sơ xin việc ứng viên cần phải có thêm các bằng cấp chứng chỉ phù hợp với yêu cầu công việc, ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6), chứng minh thư, sổ hộ khẩu, lý lịch tư pháp.

Thành phần hồ sơ xin việc có thể sẽ có sự khác nhau tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp. Vậy lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là gì?

Tiếp theo nội dung bài viết Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp về khái niệm lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (Khoản 1, Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009).

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp quy định: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp thì phiếu lý lịch tư pháp có 02 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp

Mặc dù là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 có sự khác biệt nhất định nhưng thành phần hồ sơ cần chuẩn bị thì sẽ giống nhau. Cụ thể, hồ sơ bao gồm:

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp

Để xin cấp lý lịch tư pháp, người có yêu cầu cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công dân đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn đã nêu tại nội dung trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp như sau:

  1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  3. b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
  4. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  6. b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
  7. c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đã nộp lệ phí cấp theo quy định, công dân nhận giấy hẹn và đến nhận kết quả theo thời gian đã hẹn.

Ngoài việc đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp, công dân hiện nay có thể đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến hoặc làm dịch vụ xin cấp lý lịch tư pháp tại các bưu điện.

Trên đây là nội dung bài viết Hồ sơ xin việc có yêu cầu lý lịch tư pháp của Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc có liên quan đến quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp, Quý vị có thể liên hệ đến tổng đài 19006557 để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!