Dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa, Quý vị có thể tham khảo bằng việc liên hệ qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).
Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin hữu ích khi thực hiện thành lập công ty nói chung và thành lập công ty tại Biên Hòa nói riêng, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Đặc biệt, Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa nhưng còn nhiều băn khoăn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Giới thiệu về thành phố Biên Hòa
Thành phố Biên Hoà là đô thị lọai I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Biên Hoà có một hệ thống giao thông thuận lợi với xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, đường sắt Bắc Nam, đường sông Đồng Nai…Diện tích thành phố Biên Hoà 15.466 hecta, tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2.
Hiện nay, Thành Phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 29 phường, 1 xã: 29 phường: An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng; 1 xã: Long Hưng.
Chuẩn bị thành lập công ty tại Biên Hòa
Thứ nhất: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty được tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên phải xác định những ngành nghề này và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc ghi nhận những ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh một phần giúp nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp, một mặt tạo sự tin tưởng của các đối tác, khách hàng khi làm việc với doanh nghiệp. Để gọi tên các ngành nghề kinh doanh Quý vị có thể tham khảo Quyết định số 27/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định liên quan.
Việc xác định rõ ngành nghề kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp kiểm tra điều kiện kinh doanh với ngành nghề đó để đáp ứng.
Thứ hai: Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là yếu tố cơ bản giúp nhận diện, phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trên thị trường, là một trong những nội dung bắt buộc của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự là: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp còn liên quan đến các tài sản trí tuệ doanh nghiệp có thể có trong tương lai như nhãn hiệu, tên thương mại.
Thứ ba: Vốn của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp được quyết định số vốn cụ thể của mình. Tuy nhiên, Quý vị cần lưu ý, số vốn này không thấp hơn số vốn pháp định, tức là số vốn tối thiểu để kinh doanh với ngành, nghề nhất định theo quy định pháp luật.
– Tỷ lệ góp vốn theo nhu cầu, năng lực của các cá nhân, tổ chức.
– Về tài sả góp vốn, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
– Đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty như sau:
+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
– Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Thứ tư: Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định bởi số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư từ điện tử nếu có. Căn hộ chung cư dùng để ở không được sử dụng làm địa chỉ trụ sở công ty.
Các bước thành lập công ty tại Biên Hòa đơn giản
Để thành lập công ty tại Biên Hòa đơn giản nhất, Quý vị liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa trọn gói, theo đó được hỗ trợ:
1/ Tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập công ty
Quý vị có nhiều băn khoăn về thành lập công ty có thể trao đổi với chúng tôi để nhận được nội dung tư vấn theo quy định pháp luật. Chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý vị cung cấp thông tin để làm rõ nhu cầu thành lập công ty về loại hình doanh, số vốn, tên doanh nghiệp, các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật, người quản lý khác của công ty,…
2/ Hướng dẫn cung cấp thông tin, tài liệu, ký để soạn và hoàn thiện hồ sơ
Tùy vào loại hình doanh nghiệp cụ thể, hồ sơ thành lập công ty tương ứng gồm các thành phần dưới đây:
Thứ nhất: Với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai: Với công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ ba: Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ tư: Với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3/ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý những vướng mắc phát sinh (nếu có)
Chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thông tin tới khách hàng về tình trạng hồ sơ hợp lệ, thời điểm trả kết quả, bàn giao cho khách hàng. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ thay Quý vị giải quyết.
4/ Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các kết quả khác theo đúng hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Chúng tôi trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng các kết quả như dấu, chữ ký số,… theo đúng cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận khác với khách hàng.
5/ Hỗ trợ các vấn đề sau thành lập doanh nghiệp như kê khai thuế ban đầu, mở tài khoản ngân hàng, tư vấn cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty,…
Không chỉ dừng lại ở việc ra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quý vị vướng phải không ít khó khăn sau thành lập doanh nghiệp do thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Để được hỗ trợ, đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được chia sẻ, giải đáp.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Luật Hoàng Phi?
Nhiều khách hàng liên hệ Luật Hoàng Phi để sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa và tại các khu vực khác bởi chúng tôi có nhiều ưu thế đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng:
Thứ nhất: Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật, minh bạch thông tin dịch vụ qua hợp đồng dịch vụ pháp lý, các thông tin khác trao đổi với khách hàng. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung công việc cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nên là địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay.
Thứ hai: Đội ngũ thực hiện dịch vụ của chúng tôi là các Luật sư, chuyên viên hàng đầu, được đào tạo bài bản, kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm dày dặn và luôn tôn chỉ “tất cả vì lợi ích khách hàng”.
Thứ ba: Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã và đang triển khai nhiều gói dịch vụ thành lập công ty để phù hợp với nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Đặc biệt chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói để hỗ trợ khách hàng ở mức tối đa từ trước, trong và sau khi đăng ký thành lập công ty. Từ đó, Quý vị tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, hạn chế các chi phí không cần thiết phát sinh và những rủi ro từ việc đăng ký không đạt hiệu quả.
Thứ tư: Chi phí dịch vụ hợp lý, cạnh trạnh so với các đơn vị cung cấp dịch vụ cùng loại trên thị trước, kèm theo đó là nhiều chính sách hậu mãi thiết thực, hấp dẫn.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa, Quý vị có thể tham khảo bằng việc liên hệ qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!