Đăng ký thương hiệu nước ép trái cây, sinh tố trái cây
Đời sống ngày càng được nâng lên. Chính vì thế việc quan tâm tới sức khỏe là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Một trong số việc mà chúng ta chú ý đầu tiên chính là việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các loại nước ép, sinh tố trái cây là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc
Đời sống ngày càng được nâng lên. Chính vì thế việc quan tâm tới sức khỏe là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Một trong số việc mà chúng ta chú ý đầu tiên chính là việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các loại nước ép, sinh tố trái cây là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu nước ép trái cây, sinh tố trái cây.
Nước ép trái cây, sinh tố trái cây là gì?
– Nước ép trái cây là một trong những thực phẩm thực phẩm tự nhiên, lành mạnh và đem lại giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người nếu chúng ta sử dụng thường xuyên. Đây là thức uống được làm từ các loại hoa quả có trong tự nhiên bằng phương pháp ép, chắt lọc bỏ bã và chỉ lấy nước.
– Sinh tố là chỉ thức uống được chế biến từ các loại hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn với một vài muỗng cà phê sữa đặc có đường, đá vụn và trái cây tươi. Sinh tố là một nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe.
Đăng ký thương hiệu nước ép trái cây, sinh tố trái cây:
Khi tiến hành đăng ký thương hiệu cho nước ép trái cây, sinh tố trái cây quý bạn đọc cần chuẩn bị các loại tài liệu sau đây:
– Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu phải giống hệt mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và khôn nhỏ hơn 8mm).
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Văn bản của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
– Bản đồ khu vực địa lý.
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu.
– Một số loại tài liệu khác, cụ thể:
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký.
+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt.
Tham khảo thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu:
Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 01-CGD Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
– Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
– Giấy ủy quyền.
– Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn, phí công bố đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
– Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng.
+ Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu 02 tháng.
– Hình thức nộp đơn:
+ Hình thức nộp đơn giấy:
Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, như sau:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Số 386 Nguyễn Trải – Thanh Xuân – Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh Lầu 07 – Tòa nhà Hà Phan – 17/19 Tôn Thất Tùng – Phan Ngũ Lão – Quận 1 – Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng Tầng 03 số 135 Minh Mạng – Khuê Mỹ – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó, photo giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên.
+ Hình thức nộp đơn trực tuyến:
Điều kiện để nộp đơn trực tuyến người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
+ Người nộp đơn cần thực hiện khai báo và gửi yêu cầu sửa đổi của mình trên Hệ thống tiếp nhận được đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí/lệ phí theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Như vậy, Đăng ký thương hiệu nước ép trái cây, sinh tố trái cây đã được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp một số nội dung liên quan đến thương hiệu. Chúng tôi mong rằng với nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.