Đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Xã hội phát triển, con người ngày càng văn minh hơn và quan trọng sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Thực phẩm tươi sống sạch, các loại thực phẩm, thuốc bảo vệ sức khỏe được người dân trên toàn thế giới quan tâm, trong đó không thể không kể đến thực phẩm chức năng. Vậy có cần phải đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng không?
Tại sao phải đăng ký thương hiệu thực phẩm chức năng?
Những lợi ích khi đăng ký thương hiệu nói chung:
– Bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.
– Bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.
– Bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp.
– Bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không bắt buộc phải đăng ký thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thương hiệu có thể coi là đứa con tinh thần của cá nhân, tổ chức, là nền móng cho sự phát triển bền vững, sẽ chẳng ai muốn công việc kinh doanh đang thuận lợi mà vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan đến thương hiệu.
Bên cạnh những lý do kể trên, những lý do sau đây sẽ khiến Quý vị muốn nhanh chóng thực hiện thủ tục này:
– Khi đăng ký thương hiệu, Quý vị sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng thương hiệu tương tự như vậy, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp thương hiệu là độc quyền trên thị trường.
– Hành vi xâm phạm thương hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng thương hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký thương hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình.
– Các sản phẩm có thương hiệu, bao bì rõ ràng sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức có được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Từ đó giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi và phát triển mạnh hơn.
Với tất cả những lý do nêu trên, việc đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng là rất quan trọng và cần thiết. Vậy tại sao Quý vị không nhanh chóng thực hiện thủ tục để bảo vệ cho thương hiệu của mình?.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng
Một hồ sơ đăng ký thương hiệu cơ bản phải có các tài liệu như sau:
– Tờ khai đăng ký thương hiệu theo mẫu do cơ quan nhà nước ban hành;
– Bản mô tả thương hiệu theo hướng dẫn (ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu thương hiệu có chữ nước ngoài);
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo Bảng phân loại Ni-xơ;
– Nếu là doanh nghiệp phải có bản sao đăng ký kinh doanh;
– Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân của cá nhân đăng ký thương hiệu;
– Mẫu thương hiệu.
Ngoài ra, tùy từng trường trường hợp cụ thể mà Quý vị phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như giấy ủy quyền, cam kết đồng sở hữu, quy chế sử dụng thương hiệu tập thể…
Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng ở đâu?
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng được nộp tại một trong các địa chỉ sau:
– Tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024 3858 3069
– Tại Đà Nẵng:
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.3889955 – Điện thoại : (0236) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566
Fax : (0236) 3889977
– Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485
Fax: (028) 3920 8486
Hình thức nộp đơn đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng
Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp đơn sau:
– Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Trên đây là nội dung bài viết đăng ký thương hiệu cho thực phẩm chức năng. Mọi thắc mắc về thủ tục cũng như Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi qua số Hotline: 0981.378.999.
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm