Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện
Thực hiện tra cứu thương hiệu dự định đăng ký đóng vai trò rất quan trọng để xác định được thương hiệu đó có khả năng bảo hộ hay không.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình. Theo đó Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Vì sao phải đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện?
– Việc Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện sẽ là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với thương hiệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác.
– Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại sản phẩm của doanh nghiêp và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường .
– Đăng ký thương hiệu sẽ tạo khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của doanh nghiệp bạn với các đơn vị khác kinh doanh cùng một mặt hàng đó.
– Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó bạn không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Ai có quyền đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu gồm:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
+ Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
+ Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Như vậy các tổ chức, cá nhân theo quy định như trên có thể thực hiện Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện.
Các bước đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện
Bước 1: Tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu dự định đăng ký
– Thực hiện tra cứu thương hiệu dự định đăng ký đóng vai trò rất quan trọng để xác định được thương hiệu đó có khả năng bảo hộ hay không.
– Sau khi tra cứu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu.
Bước 2: Nộp đơn Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện
Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Mẫu nhãn hiệu;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Các tài liệu khác (nếu có).
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét đơn
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì sẽ nộp hồ sơ bằng cách nộp đơn giấy đến trụ Sở của Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh.
– Ngoài ra có thể nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.
– Sau khi nhận được hồ sơ Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ.
Bước 4: Quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
– Nếu hồ sơ đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp từ chối cấp cần trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
->>> Tham khảo thêm: Tra cứu nhãn hiệu
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính