Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt

Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt

Các chủ cửa hàng thường không có nhiều am hiểu pháp lý về lĩnh vực này và càng không có kinh nghiệm thực hiện thủ tục, chính vì vậy, lựa chọn một đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp để họ thực hiện thủ tục thay là rất cần thiết và điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức mà hiệu quả tốt.

Hiện nay, ngày càng có nhiều cửa hàng bán đồ ăn vặt như chè, sữa chua, trà sữa, bánh ngọt… với rất nhiều các món khác nhau. Đặc biệt như cửa hàng bánh ngọt, hiện nay thị trường có một số hệ thống cửa hàng nổi tiếng như: Anh Hòa Bakery, Paris Gateaux, Fresh Garden… Và đế tạo nên một thương hiệu riêng, hạn chế tối đa việc bị đạo nhái thì chủ cửa hàng cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt?

Chủ cửa hàng bánh ngọt cần đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất: Đối với những chủ cửa hàng có tham vọng lớn, muốn kinh doanh lớn và phát triển hệ thống cửa hàng thì việc bảo vệ nhãn hiệu là rất cần thiết. Bởi khi cửa hàng phát triển và được nhiều người biết đến, đó sẽ là mục tiêu của sự đạo nhái, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng;

Thứ hai: Việc đăng ký nhãn hiệu là cơ sở xác nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và đó cũng là căn cứ chứng minh quyền của chủ cửa hàng với nhãn hiệu khi có các dấu hiệu xâm phạm;

Thứ ba: Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ giúp cửa hàng tạo dựng sự tin tưởng ban đầu với khách hàng, bởi tâm lý chung của người tiêu dùng là lựa chọn sản phẩm từ những cửa hàng có uy tín, được nhiều người tin tưởng;

Thứ tư: Hiện nay, ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vươn ra thế giới và có một chỗ đứng vững chắc vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, chủ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn có những tham vọng như vậy. Và tiền đề để phát triển chính là việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu;

Thứ năm: Bảo hộ nhãn hiệu cũng góp phần giúp cơ quan quản lý thị trường dễ dàng quản lý và phát hiện ra những xâm phạm, từ đó nhanh chóng có biện pháp xử lý phù hợp tránh ảnh hưởng đến uy tín của các nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Với những lý do trên, mặc dù thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt không bắt buộc nhưng các chủ cửa hàng muốn phát triển bền vững, mở rộng thị trường thì nên thực hiện thủ tục này.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt

Để đăng ký nhãn hiệu, Quý vị cần phải thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu

Để làm thủ tục bảo hộ trước hết phải có đối tượng bảo hộ. Chủ cửa hàng lên ý tưởng và thiết kế mẫu nhãn hiệu hoặc thuê thiết kế để có một mẫu nhãn hiệu hoàn chỉnh.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Nhãn hiệu để được bảo hộ cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

  1. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Và để xác định được khả năng bảo hộ thì nhãn hiệu cần phải được tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này giúp người thực hiện xác định được nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt

Đăng ký nhãn hiệu cần phải chuẩn bị những tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin và có phần mô tả nhãn hiệu theo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Mẫu nhãn hiệu (phải gống với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;

– Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp như:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý;

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu;

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký, người thực hiện thủ tục sẽ nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ, có thể nộp hồ sơ ở một trong các địa điểm tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 5: Theo dõi đơn và nhận kết quả

Cần phải theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu bởi sẽ có nhiều vấn đề xảy ra cần phải chính sửa, bổ sung hồ sơ.

Sau quá trình thẩm định nội dung, người thực hiện thủ tục sẽ nhận được kết quả từ cơ quan nhà nước.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt

Các chủ cửa hàng thường không có nhiều am hiểu pháp lý về lĩnh vực này và càng không có kinh nghiệm thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu, chính vì vậy, lựa chọn một đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp để họ thực hiện thủ tục thay là rất cần thiết và điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức mà hiệu quả tốt.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sẽ hỗ trợ:

– Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ;

– Tra cứu nhãn hiệu;

– Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ;

– Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước;

– Theo dõi, xử lý vấn đề và nhận Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt, mọi thắc mắc có liên quan và cần hỗ trợ dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi: 0981.378.999

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!