Đăng Ký Mã Vạch Sách Tham Khảo Phải Thực Hiện Những Gì?
Sách tham khảo là loại sách mở rộng thêm tư liệu, kiến thức liên quan đến những nội dung mà chúng ta đang học hoặc tìm hiểu. Các loại sách tham khảo đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đưa vào các siêu thị, hiệu sách những quyển sách tham khảo đều được gắn mã vạch ở phần cuối trang bìa.
Nếu doanh nghiệp của bạn là đơn vị cung cấp sách tham khảo và muốn gắn mã vạch vào bìa sách để phục vụ cho việc kiểm tra thông tin sản phẩm, nhập sản phẩm, bán hàng, thanh toán, kiểm kê khi đưa sản phẩm vào nhà sách thì việc làm thủ tục đăng ký mã vạch sách tham khảo là vô cùng cần thiết. Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn cho tổ chức, doanh nghiệp về việc đăng ký mã vạch sách tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp phải làm gì để đăng ký mã vạch sách tham khảo?
Để có thể đăng ký được mã vạch cho các sản phẩm sách tham khảo, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số công việc như sau:
– Thứ nhất, phải chuẩn bị được bộ hồ sơ đăng ký mã vạch đầy đủ và hợp lệ. Đối với những yêu cầu về hồ sơ đăng ký mã vạch sách tham khảo cũng tương tự như đăng ký mã vạch đối với các sản phẩm khác. Do đó, nếu doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết về hồ sơ đăng ký mã vạch trên webiste của chúng tôi để tùm hiểu kỹ hơn.
– Thứ hai, phải đóng đầy đủ phí đăng ký mã vạch: Khi xin cấp mã số mã vạch có 2 loại phí mà doanh nghiệp phải đóng đó là:
Phí đăng ký mã vạch: phí đăng ký là phí doanh nghiệp nộp cho cơ quan nhà nước để phục vụ cho việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ.
Phí duy trì: phí mà doanh nghiệp phải đóng để duy trì việc sử dụng mã số mã vạch sau khi đã được cấp mã. Mức phí duy trì tương ứng với loại mã mà doanh nghiệp đăng ký, mức phí duy trì tương ứng với loại mã mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu loại mã cho càng nhiều sản phẩm thì mức phí duy trì càng cao, cao nhất đối với mức phí duy trì 1 năm mà doanh nghiệp phải đóng là 1.500.000 đồng/năm.
– Thứ ba, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hồ sơ chỉ được tiếp nhận và giải quyết khi gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp mã vạch. Hiện nay toàn bộ quá trình đăng ký mã vạch sách tham khảo được thực hiện tại cơ quan Trung tâm mã số mã vạch GS1 Việt Nam, trụ sở chính tại Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
Cách thức tạo mã vạch sách tham khảo
Sau khi được cấp mã vạch, nếu muốn gắn từng mã khác nhau lên mỗi cuốn sách tham khảo doanh nghiệp cần phải thực hiện việc ghép mã và tạo mã.
Ban đầu, cơ quan nhà nước chỉ cấp cho doanh nghiệp 1 mã lớn gồm 8, 9 hoặc 10 số. Từ mã lớn này chúng ta sẽ khai triển ra các mã nhỏ hơn thành 13 chữ số. Trong đó có những số do doanh nghiệp tự tạo và số thứ 13 (số kiểm tra) do hệ thống GS1 Việt Nam tự xuất ra khi doanh nghiệp tạo mã vạch.
Để tạo được mã vạch in ấn trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tạo mã vạch online trên internet, sử dụng mục tạo mã vạch trong trang quản lý VNPC hoặc đưa ra các nhà in mã vạch, bao bì sản phẩm họ sẽ tạo mã và in ấn lên sản phẩm của bạn phục vụ quá trình lưu thông.
Luật Hoàng Phi hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mã vạch sách tham khảo
Đối với việc đăng ký mã vạch sách giáo khoa doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện thủ tục. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện là quá khó khăn, vướng mắc hoặc gây tốn thời gian doanh nghiệp có thể liên hệ đến Luật Hoàng Phi để chúng tôi trợ giúp cho bạn trong quá trình đăng ký mã vạch sách tham khảo.
Nếu doanh nghiệp có yêu cầu và sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ giúp bạn trong toàn bộ quá trình thủ tục đăng ký mã vạch sách tham khảo. Chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ cho khách hàng từ khi chuẩn bị hồ sơ, cho đến việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, đóng phí, nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đó là quá trình ghép mã, tạo mã để doanh nghiệp có thể in mã lên trên bao bì của sản phẩm.
Khi có nhu cầu đăng ký mã vạch sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Các dịch vụ khác: