Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần thực hiện
Khi hoàn tất thủ tục thành lập thì về cơ bản công ty đã được pháp luật thừa nhận và có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Trên thực tế không phải công ty đã hoàn thành xong thủ tục thành lập thì có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, mà ngoài ra sau quá trình thành lập này thì công ty cần phải tiến hành nhiều thủ tục, công đoạn khác theo quy định pháp luật thì mới có thể hoạt động kinh doanh được trên thực tế.
Do vậy, qua bài viết này hãy cùng Luật sư Doanh nghiệp đi tìm hiểu về Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi hoàn tất thủ tục thành lập thì về cơ bản công ty đã được pháp luật thừa nhận và có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì công ty không chỉ phải làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm và làm việc với nhiều cơ quan khác nhau để tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định. Dưới đây Luật sư Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho Qúy khách Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần thực hiện.
Công khai thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Đây là công việc của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập và cấp giấy chứng nhận thành lập cho công ty.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công ty được cấp chứng nhận thành lập thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đăng tải toàn bộ thông tin liên quan đến công ty vừa thành lập bao gồm cả chủ sở hữu, số vốn điều lệ, ngành nghề đăng ký kinh doanh…trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Quyết định mẫu con dấu cho công ty
Con dấu công ty sẽ xuất hiện trong hầu hết các quyết định quan trọng, hợp đồng hợp tác trong tương lai của công ty, do vậy sau khi nhận được chứng nhận thành lập thì công ty sẽ cử người đại diện đem theo hồ sơ cần thiết đến một trong những cơ sở khắc dấu để quyết định mẫu dấu cho công ty.
Hình dạng của dấu và nội dung được khắc trên dấu sẽ do công ty quyết định nhưng cần nằm trong khuôn khổ pháp luật doanh nghiệp quy định.
Sau khi nhận được mẫu con dấu thì công ty sẽ tiến hành scan mẫu dấu và đưa vào hồ sơ thông báo gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để thông báo về mẫu dấu. Mẫu dấu công ty này cũng sẽ được công bố trên cổng thông tin Quốc gia để tránh tình trạng các công ty thành lập sau bị trùng lặp hoặc nhầm lẫn với những công ty đã thành lập.
->>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tại hà nội
Tiến hành các thủ tục với cơ quan thuế
– Lựa chọn và đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ
Công ty cần chuẩn bị và nộp 06/GTGT theo mẫu pháp luật quy định có nội dung đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ đến cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý về thuế để được giải quyết và xuất hóa đơn.
Đây là công đoạn mà công ty nên thực hiện trước hạn nộp hồ sơ kê khai thuế lần đầu tiên. Trường hợp nộp sau thời điểm này thì công ty sẽ phải áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế có thẩm quyền
Pháp luật doanh nghiệp 2014 quy định về thời hạn muộn nhất để công ty đi kê khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng mà công ty chính thức có hoạt động kinh doanh.
Hoặc nếu trường hợp công ty chưa tiến hành kinh doanh thì thời hạn cuối cùng để kê khai và nộp thuế môn bài ngày cuối cùng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Công ty cần tham khảo các quy định của pháp luật quy định về mức thuế môn bài năm 2020 phải nộp, cụ thể được quy định trong Thông ư 302/2016/TT-BTC như sau:
– Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ thì mức thuế môn bài cả năm là: 3.000.000 đồng/năm
– Công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức thuế môn bài cả năm là: 2.000.000 đồng/năm.
->>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tại thành phố hồ chí minh
Chuẩn bị biển và treo tại trụ sở chính của công ty
Công ty cần quyết định và thống nhất về những thông tin cơ bản sẽ được ghi trên biển. Việc này nhằm dễ dàng cho các đối tác kinh doanh, chủ thể khác nhận biết được trụ sở công ty, đồng thời đây là quy định của pháp luật và sẽ được kiểm tra, giám sát bởi cơ quan thuế có thẩm quyền.
Đối với những trường hợp công ty sau khi thành lập không tiến hành treo biển tại trụ sở thì sẽ không được đăng ký để sử dụng hóa đơn, đồng thời công ty sẽ bị xử phạ vi phạm hành chính với hành vi này.
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đi đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho công ty và nộp thuế theo yêu cầu
Để tạo sự thuận lợi trong hoạt đọng giao dịch trên thực tế, đồng thời giúp cho cơ quan thuế dễ dàng kiểm soát hoạt động nộp thuế của công ty, nền công ty phải chuẩn bị hờ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
Sau khi nhận được số tài khoản thì công ty sẽ tiến hành thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Đăng ký mở chữ ký điện tử
Theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì công ty phải đi đăng ký chữ số điện tử và nó có giá trị tương đương với con dấu của công ty.
Công ty hoàn thành việc chọn mẫu hóa đơn và in hóa đơn
Trong bước này thì công ty trước tiên sẽ phải gửi văn bản đề nghị theo quy định của pháp luật đến cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền phê duyệt.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra trên thực tế tại trụ sở kinh doanh của công ty để đảm bảo công ty đáp ứng đủ điều kiện.
– Ngoài ra công ty phải đáp ứng một số điều kiện khác theo luật định thì sẽ được in hóa đơn
Trên đây là toàn bộ nội dung về Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần thực hiện. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật sư Doanh nghiệp theo số điện thoại tư vấn pháp luật 0981.378.999.
->>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh
->>> Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần