Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại
Hiện nay, việc xuất hiện của văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại đã không còn quá xa lạ với người dân. Chính vì vậy, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 tổ chức này thông qua việc Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng được hiểu là một
Hiện nay, việc xuất hiện của văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại đã không còn quá xa lạ với người dân. Chính vì vậy, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 tổ chức này thông qua việc Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng được hiểu là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cấp phep hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được coi như là tỏ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những quy định của Luật công chứng cùng những văn bản pháp luật khác có nội dung liên quan.
Văn phòng công chứng là một tổ chức độc lập, dó đó được khắc và sử dụng con dấu riêng sau khi đã đăng ký thành lập và hoàn thành hồ sơ xin khắc con dấu.
Theo quy định thì văn phòng công chứng bắt buộc phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và đồng thời không có thành viên góp vốn.
Là một tổ chức thành lập và hoạt động một cách độc lập, do vậy văn phòng công chứng có tài khoản ngân hàng riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về mặt tài chính bằng nguồn phí phát sinh từ hoạt động công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Vai trò, chức năng của văn phòng công chứng
1/ Về mặt vai trò:
– Đối với các bên khi tham gia giao dịch:
Văn phòng công chứng sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động giao dịch của những cá nhân, tổ chức trở nên nhanh chóng, thuận lợi, đúng theo quy định của pháp luật; đồng thời cũng sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ một cách tối ưu.
– Vai trò đối với nhà nước:
Sự xuất hiện của văn phòng công chứng đã làm giảm bớt phần nào được gánh nặng về số lượng công việc mà các cơ quan nhà nước phải giải quyết; không những thế văn phòng công chứng còn góp phần đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội.
– Vai trò đối với chính bản thân văn phòng công chức:
Văn phòng công chứng được phép thực hiện việc thu các khoản phí, thù lao khi hoàn tất xong các hoạt động công chứng theo như đã quy định tại pháp luật chuyên ngành.
2/ Về mặt chức năng:
Theo đó, chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
+ Văn phòng công chứng có chức năng chính là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các bản hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
+ Ngoài ra văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Từ đây, sẽ giúp giảm thiểu cũng như ngăn ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ tốt nhất có thể.
Văn phòng thừa phát lại là gì?
Văn phòng thừa phát lại được xác định là tổ chức hành nghề của thừa phát lại nhằm thực hiện các công việc được phân công theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong đó văn phòng thừa phát lại sẽ do 1 thừa phát lại thành lập, được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, còn đối với văn phòng thừa phát lại do 2 thừa phát lại trở lên thành lập thì sẽ được xác định theo mô hình công ty hợp danh.
Theo đó, để được trở thành thừa phát lại thì cá nhân phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có bằng tốt nghiệp hệ đại học chính quy hoặc sau đại học chuyên ngành Luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức khi sau có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành Luật;
– Đã hoàn thành và tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại;
– Đạt yêu cầu về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại theo quy định.
Chức năng của Văn phòng thừa phát lại
Tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về các việc do thừa phát lại thực hiện như sau:
– Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhâm tổ chức theo quy định;
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan;
– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án khi nhận được yêu cầu của đương sự.
Ngoài giải đáp cho Qúy khách về văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại, thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp cho Qúy khách cách Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại.
Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại
Tiêu chí | Văn phòng công chứng | Văn phòng Thừa pháp lại | |
Địa vị pháp lý | Là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
|
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. | |
Tên gọi | Bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. | Bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập. | |
Người thực hiện công chứng | Công chứng viên | Thừa phát lại | |
Chức năng | – Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
|
– Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhâm tổ chức theo quy định; – Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan; – Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án khi nhận được yêu cầu của đương sự.
|
|
Người đại diện | Trưởng Văn phòng là công chứng viên hợp danh của VPCC, đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên | Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại. |
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.
->>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp
->>> Tham khảo thêm: Công chứng vi bằng