Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì?

Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì?

Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay ở nước ta, nhu cầu lập vi bằng và sử dụng các dịch vụ của thừa phát lại đang ngày càng tăng. Do đó các văn phòng thừa phát lại xuất hiện nhiều hơn. Vậy Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? là câu hỏi được

Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay ở nước ta, nhu cầu lập vi bằng và sử dụng các dịch vụ của thừa phát lại đang ngày càng tăng. Do đó các văn phòng thừa phát lại xuất hiện nhiều hơn. Vậy Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên đến độc giả.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Trước khi tìm hiểu Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? bài viết xin đưa ra khái niệm về văn phòng thừa phát lại và thừa phát lại để bạn đọc nắm được rõ hơn về vấn đề.

Theo khoản 1 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại đưa ra khái niệm về thừa pháp lại như sau:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Khoản 1 Điều 17 nghị định này cũng nêu khái niệm về văn phòng thừa phát lại như sau:

“ Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên).  Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 61/2009 về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức bộ máy. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Đặc biệt, Văn phòng Thừa phát lại phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Vậy Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo bài viết.

Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Để trả lời câu hỏi Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì thì căn cứ theo quy định pháp luật tại điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, có thể thấy văn phòng thừa phát lại có các chức năng như sau:

Thứ nhất, văn phòng thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo.

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.

Thứ hai, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy việc lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn so với hoạt động công chứng.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn; trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình….. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.

Thứ ba, chức năng xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ tư, thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. 

Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự.

Những việc thừa phát lại không được làm

Ngoài việc tìm hiểu Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì thì bài viết xin đưa ra những việc thừa phát lại không được làm để bạn đọc tham khảo. căn cứ theo điều 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định như sau:

Điều 4. Những việc Thừa phát lại không được làm

  1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
  3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật”.

Trên đây là thông tin và các vấn đề liên quan đến Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì mà chúng tôi muốn cung cấp đến Quý độc giả để tham khảo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp để được chúng tôi hỗ trợ.

 

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!