Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp đã có quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên đôi khi cũng sẽ có đôi chút khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục cấp lý lịch tư pháp.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thủ

Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp đã có quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên đôi khi cũng sẽ có đôi chút khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục cấp lý lịch tư pháp.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.

Khái niệm lý lịch tư pháp:

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 2 – Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cụ thể:

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tóa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Hiện nay, có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Căn cứ pháp lý của thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp:

– Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

– Nghị định số 111/2010/ND-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

– Thông tư số 13/2011/TT-BTP về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

– Thông tư số 174/2011/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.

– Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

– Thông tư số 16/2013/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

Tại sao người nước ngoài cần xin cấp Lý lịch tư pháp ở Việt Nam:

Lý do thường gặp nhất là vì người người nước ngoài muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam thì cần có lý lịch tư pháp.

– Trường hợp người nước ngoài chưa nhập cảnh Việt Nam hoặc đã nhập cảnh nhưng chưa đủ 06 tháng thì cần xin lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch. Pháp luật của mỗi nước không giống nhau nên quy định cơ quan cấp lý lịch tư pháp là khác nhau.

– Đối với người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam trên 06 tháng thì thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là một hoạt động bắt buộc đối với người nước ngoài đã và đang cư trú ỏ Việt Nam. Người nước ngoài có thể làm thủ tục xin lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi mà người nước ngoài đang tạm trú.

Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.

– Bản chụp hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Bản chụp giấy chứng nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Đối với trường hợp ủy quyền làm lý lịch tư pháp thì cần có thêm giấy tờ sau:

+ Bản chính Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực.

+ Xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.

Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý:

– Chỉ được ủy quyền trong trường hợp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; Giấy đăng ký kết hôn’ hộ khẩu gia đình…).

– Các giấy tờ không yêu cầu nộp bản chính thì cần mang theo bản chính để đối chiếu (trường hợp giấy tờ được chứng thực thì không cần đối chiếu).

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Nơi nội hồ sơ được xác định như sau:

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Người nước ngoài đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả.

Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là không quá 15 ngày.

Hướng dẫn người nước ngoài xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp online và đường bưu điện:

– Cấp lý lịch tư pháp online:

+ Truy cập website: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home

+ Chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ: Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

+ Nhập tờ khai.

+ Nộp hồ sơ và nhận kết quả.

– Cấp lý lịch tư pháp qua đường bưu điện:

Người cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện thì thay vì nộp trực tiếp, cần gửi 01 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính Sở Tư pháp để được giải quyết. Khi nộp hồ sơ thì phải nộp phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dụch vụ bưu chính, cụ thể:

+ Chuyển tiền vào tài khoản của Sở Tư pháp. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm nộp.

+ Nộp tiền trực tiếp tại Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).

+ Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí đến Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).

Như vậy, Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã cung cấp thêm cho quý bạn đọc một số lưu ý cũng như quy định của pháp luật liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp.

->>> Tham khảo thêm : Chi cục thuế quận bình thạnh

->>> Tham khảo thêm : Chi cục thuế quận 7

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!