Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ Thay đổi đăng ký kinh doanh » Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế? Để có câu trả lời, quý khách vui lòng tham khảo bài viết sau đây của công ty chúng tôi.

Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một khái niệm mà cá nhân, tổ chức và nhất là những cá nhân hoạt động trong doanh nghiệp đều nên biết bởi nó giúp cho người có nghĩa vụ nộp thuế có thể nộp thuế cho nhà nước và tìm kiếm những thông tin về thuế khi cần thiết.

Mã số thuế chính là một dãy ký tự gồm số hoặc chữ được cơ quan thuế cấp cho người có nghĩa vụ nộp thuế thoe quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thông qua mã số thuế, người nộp thuế có thể thực hiện nộp thuế cho nhà nước, nhà nước sẽ năm được thông tin về việc nộp thuế của các cá nhân tổ chức, bao gồm cả những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, mã số thuế mà doanh nghiệp được cấp cũng chính là mã số doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có được thay đổi mã số thuế không?

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế không? Tại điều 8, nghị định 78/2015 có quy định:

“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

…………

9. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp”.

Tiếp đó, tại khoản 1, điều 30, Luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định như sau:

“1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác”.

Như vậy, theo điều 8, nghị định 78/2018 thì mã số thuế cũng chính là mã số của doanh nghiệp, mà mã số doanh nghiệp theo quy định tại điều 30, Luật Doanh nghiệp 2014 thì chỉ được cấp một lần duy nhất và sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp không được phép thay đổi mã số thuế doanh nghiệp.

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế không?

Theo quy định của pháp luật thì mã số thuế chỉ được cấp một lần duy nhất và doanh nghiệp sử dụng nó trong suốt quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, cũng không ít người thắc mắc nếu thay đổi tên công ty thì mã số thuế có thay đổi không.

Thứ nhất: Tại điều 29, Luật Quản lý thuế 2016 có quy định về hiệu lực mã số thuế như sau:

“1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động;

b) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế”.

Như vậy, mã số thuế theo quy định chết chỉ chấm dứt hiệu lực khi khi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt dứt hoạt động hoặc khi cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không đề cập đến việc mã số thuế chấm dứt hiệu lực do thay đổi tên công ty.

Thứ hai: theo quy định của pháp luật thì sau khi doanh nghiệp đổi tên công ty, Doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục nhất định, cụ thể, khi doanh nghiệp nhận được thông báo về việc thay đổi tên công ty của Sở kế hoạch và đầu tư, Doanh nghiệp phải thực hiện những công việc sau:

– Thực hiện thay đổi những tài sản mà công ty đã đăng ký trước đó;

– Làm lại con dấu doanh nghiệp sau khi thay đổi tên doanh nghiệp;

– Gửi thông báo đến các cơ quan liên quan về việc thay đổi tên doanh nghiệp;

– In ấn các hóa đơn giá trị gia tăng sau khi thay đổi tên doanh nghiệp.

Như vậy, trong thủ tục phải làm sau khi thay đổi tên Doanh nghiệp không hề đề cập đên việc thay đổi mã số thuế.

Vì vậy, mã số thuế của doanh nghiệp không bị thay đổi khi tên doanh nghiệp thay đổi.

Thủ tục thay đổi tên công ty như thế nào?

Khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau đây:

– Kiểm tra về khả năng đặt tên mới của công ty dự kiến đặt;

– Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp, bao gồm: Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP), biên bản họp HĐTV của Công ty TNHH hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với Công ty Hợp danh; Thông báo thay đổi nội dug đăng ký doanh nghiệp, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP), biên bản họp HĐTV của Công ty TNHH hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với Công ty Hợp danh; Giấy ủy quyền (Nếu có);

– Nộp hồ sơ và lệ phí nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

– Làm lại con dấu doanh nghiệp;

– Thông báo cho các cơ quan liên quan về việc tên công ty được thay đổi.

Ngoài ra, “Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:

a) Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Tên dự kiến thay đổi;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp”.

>>>> Tham khảo bài viết: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!