Thương Hiệu Không Đăng Ký Ảnh Hưởng Như Thế Nào ?
Dù hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhưng vẫn có không ít cá nhân, tổ chức bỏ qua thủ tục này. Đến khi chủ sở hữu bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp mới vội vàng đi nộp đơn bảo hộ.
Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích liên quan đến đăng ký thương hiệu, để chủ sở hữu biết được việc thương hiệu không đăng ký bảo hộ sẽ có ảnh hưởng ra sao.
Giá trị của Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, sau quá trình thẩm định đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Giấy chứng, khi đó chủ sở hữu sẽ có các quyền sau:
– Quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng thương hiệu đã đăng ký;
– Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi sử dụng trái phép thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
– Quyền bán, chuyển nhượng, li-xăng, hoặc từ bỏ thương hiệu đã đăng ký;
– Khi có hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc cạnh tranh không lành mạnh với thương hiệu của mình, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
Giá trị từ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu mang lại không chỉ gói gọn trong Giấy chứng nhận. Mà thực tế cho thấy, chủ sở hữu thương hiệu không đăng ký bảo hộ, thì những những quyền lợi trên đây sẽ không được pháp luật bảo vệ. Chưa tính đến khi có tranh chấp xảy ra, thì thiệt hại về cả vật chất và tinh thần sẽ khó tránh được.
Quy định về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ thương hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Để được gia hạn hiệu lực, trong vòng 06 tháng tính đến ngày hết hiệu lực chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực và phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
– Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
+ Bản gốc Giấy chứng nhận (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào);
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
+ Tài liệu khác nếu cần.
– Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
Một thương hiệu không đăng ký sẽ tạo cơ hội cho chủ thể khác thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ hay cạnh tranh không lành mạnh. Ngay cả khi đã được cấp văn bằng bảo hộ chủ sở hữu vẫn cần lưu tâm đến những thủ tục như gia hạn hiệu lực. Nếu như chủ sở hữu không có thời gian để theo dõi có thể ủy quyền cho Luật Hoàng Phi, chúng tôi sẽ thay mặt chủ sở hữu tiến hành mọi thủ tục cần thiết.
Luật Hoàng Phi đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu cho cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu
– Doanh nghiệp muốn phát triển vững, có danh tiếng uy tín riêng thì hãy bỏ ngay tư tưởng thương hiệu không cần đi đăng ký, cứ sử dụng trước đã . Đây không phải là phương án hiệu quả, bởi vì khi thương hiệu đã được nhiều người tin dùng rồi mới đi đăng ký bảo hộ, thì rất có thể đã có những chủ thể khác đã copy dẫn đến thương hiệu bị trùng hoặc tương tự không có khả năng bảo hộ.
– Không những vậy, Luật Hoàng Phi chúng tôi còn tư vấn miễn phí cho cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu thương hiệu không đăng ký liệu có mang lại rủi ro không. Quý khách hàng yên tâm, miễn phí tư vấn nhưng không đồng nghĩa chất lượng kém. Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ tốt, trực tư vấn là những luật sư hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty, chúng tôi đã đăng ký thành công cho hàng nghìn Quý khách hàng, mang lại dịch vụ tuyệt vời, để lại ấn tượng trong lòng Quý khách.
Nếu Quý khách hàng còn khó khăn, vướng mắc về vấn đề thương hiệu không đăng ký, có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi chúng tôi thông qua email: lienhe@luathoangphi.vn
Tham khảo thêm về :