Mẫu Đơn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Chính Xác Ra Sao?
Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả được áp dụng trên toàn quốc theo mẫu chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng trong hồ sơ đăng ký bản quyền, do vậy mà khi chuẩn bị và kê khai thông tin cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Một thành phần tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả là chính là mẫu tờ khai hay mẫu đơn đăng ký. Song không phải ai khi thực hiện cũng biết rõ việc kê khai điền thông tin trong mẫu đơn như nào cho chuẩn xác để hồ sơ không bị trả về. Không phải ai cũng có kiến thức chuyên môn hay hiểu biết quy định của pháp luật liên quan đến bản quyền mà sử dụng đúng mẫu tờ khai. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Hoàng Phi đưa đến thông tin hữu ích về mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả để cá nhân, tổ chức tham khảo.
Các văn bản pháp lý nên biết khi đăng ký bản quyền tác giả
Có rất nhiều văn bản liên quan đến việc đăng ký bản quyền, song trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu đến tổ chức, doanh nghiệp một số văn bản quan trọng như:
– Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL: Thông tư này có quy định về việc áp dụng mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả. Cá nhân, tổ chức lưu ý đừng nhầm lẫn giữa mẫu số 1 và mẫu số 2, bởi mẫu số 1 là mẫu áp dụng cho quyền tác giả còn mẫu số 2 áp dụng cho quyền liên quan.
– Thông tư 211/2016/TT-BTC: Thông tư quy định về mức thu đối với việc đăng ký bản quyền tác giả theo từng nhóm sản phẩm.
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 quy định rõ về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị đối với việc thực hiện đăng ký quyền tác giả.
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP mới nhất sửa đổi bổ sung một số vấn đề liên quan đến quyền tác giả.
Hoàn thành mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
Theo quy định, mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả phải được thực hiện toàn bộ bằng tiếng Việt. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cá nhân, tổ chức kê khai nội dung từng phần như sau:
Trong mục 1 là Người nộp tờ khai phải chú ý:
– Ghi rõ thông tin người nộp tờ khai là người tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả hay người được ủy quyền;
– Nêu rõ nộp hồ sơ cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả…
Trong mục 2 là Tác phẩm đăng ký cần lưu ý một số vấn đề:
– Nghiên cứu Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ và nêu rõ tác phẩm thuộc loại hình tác phẩm nào;
– Nêu rõ nội dung tác phẩm đăng ký, trình bày rõ ràng, mạch lạc;
Trong mục 3 là Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh thì tùy trường hợp mà điền thông tin vào.
Trong mục 4 là mục Tác giả cần kê khai đầy đủ các thông tin như tên, bút danh…
Trong mục 5 là Chủ sở hữu quyền tác giả thì ghi rõ chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả;
Trong mục 6 là Trường hợp cấp lại, đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả chỉ cần ghi rõ họ, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu.
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền uy tín chất lượng
Một gói dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Hoàng Phi luôn đảm bảo trong các vấn đề:
– Thời gian đăng ký nhanh chóng chỉ từ 7 – 10 ngày;
– Chuyên viên làm việc tích cực và chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình;
– Hoàn thiện hồ sơ thực hiện mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả theo nội dung tổ chức, doanh nghiệp đã cung cấp;
– Sản phẩm đăng ký chất lượng;
– Mức phí đăng ký hoàn toàn hợp lý, xứng đáng với chất lượng dịch vụ nhận được;
Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886
– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
Tham khảo dịch vụ: