Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Cá Nhân Thế Nào ?
Đăng ký thương hiệu cá nhân là việc cá nhân có nhãn hiệu tiến hành với cơ quan nhà nước để được pháp luật bảo hộ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, những chủ thể nào có quyền đăng ký thương hiệu?
Đăng ký thương hiệu cá nhân là một trong những trường hợp cụ thể của đăng ký thương hiệu. Cũng như những trường hợp đăng ký khác, đăng ký thương hiệu cho cá nhân sẽ trải qua cùng một quy trình nhưng có hồ sơ với một số tài liệu riêng.
Chủ thể đăng ký thương hiệu
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký thương hiệu bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho sản phẩm mà mình cung cấp;
– Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp được đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình cung cấp nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng thương hiệu cho sản phẩm đó và không phản đối việc đăng ký;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu tập thể;
– Những tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc sản phẩm hoặc một số tiêu chí khác được quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận;
– Hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức nếu đáp ứng được các điều kiện sẽ được quyền cùng đăng ký một thương hiệu để trở thành đồng sở hữu của thương hiệu đó;
– Những chủ thể trên có quyền chuyển giao cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thay mình đăng ký thương hiệu;
Trên đây là quy định hiện hành về quyền đăng ký thương hiệu, dựa vào đó, đăng ký thương hiệu cá nhân thì chủ thể sẽ là một cá nhân có hàng hóa, dịch vụ cung cấp ra thị trường.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu
– Mẫu thương hiệu cần đăng ký kèm theo bản mô tả;
– Danh mục sản phẩm mang thương hiệu;
– Thông tin chủ thể đăng ký;
– Thông tin bên đại diện khi ủy quyền đăng ký thương hiệu;
– Giấy ủy quyền khi sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ pháp lý;
– Biên lai chứng nhận việc đã nộp phí đăng ký.
Trên đây là bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân dành cho những cá nhân có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Quy trình đăng ký thương hiệu cho cá nhân
Đầu tiên, cá nhân có nhu cầu đăng ký thương hiệu cần tiến hành thiết kế mẫu thương hiệu;
Thứ hai, tiến hành việc tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu;
Thứ ba, chuẩn bị, soạn thảo tài liệu hồ sơ đăng ký;
Thứ tư, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP Hồ Chí Minh. Sau khi nộp hồ sơ, cá nhân cần phải thường xuyên theo dõi hồ sơ để kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu của chuyên viên tiếp nhận hồ sơ.
Thứ năm, nếu đơn yêu cầu đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu bảo hộ và hoàn thành việc nộp phí thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Cá nhân sẽ trực tiếp nhận văn bằng để sử dụng. Trong trường hợp bị từ chối bảo hộ thì cá nhân cần tiến hành khiếu nại quyết định và nêu rõ lý do cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm của mình.
Đây là một quy trình mà cá nhân cần phải trải qua để đăng ký thương hiệu. Việc đăng ký này thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt là với những chủ thể chưa tìm hiểu kỹ hay không hiểu rõ quy trình, hồ sơ của thủ tục hành chính này.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân tại Luật Hoàng Phi
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu trí tuệ Luật Hoàng Phi có đầy đủ nhân lực, vật lực và tư cách pháp lý để trở thành đại diện cho các chủ thể có nhu cầu đăng ký thương hiệu. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
+ Đội ngũ luật sư, chuyên viên có kiến thức, kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn pháp lý cho Quý khách hàng trước và sau khi đăng ký;
+ Thay khách hàng làm các công đoạn từ chuẩn bị hồ sơ cho đến nhận văn bằng bảo hộ;
+ Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ tốt, thời gian nhanh nhất có thể;
+ Hỗ trợ thiết kế mẫu thương hiệu độc quyền với giá ưu đãi.
Mọi thắc mắc về đăng ký thương hiệu cá nhân, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999
Tham khả thêm :