Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không?
Con dấu công ty là công cụ công ty sử dụng để xác nhận các văn bản, giấy tờ do mình phát hành nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó.
Khi thành lập công ty thì mỗi công ty đều có con dấu riêng, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người đó là Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết hơn.
Cần chuẩn bị những gì khi thành lập công ty?
Trước khi trả lời cho câu hỏi Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không? thì cần nắm được những vấn đề cần chuẩn bị khi thành lập công ty như sau:
– Lựa chọn loại hình công ty:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành có các loại hình là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trờ lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
– Đặt tên công ty:
Tên công ty phải đáp ứng được các quy định của Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau:
+ Tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Ngành nghề kinh doanh của công ty
+ Ngành nghề kinh doanh của công ty quy định các lĩnh vực kinh doanh mà công ty được phép hoạt động, cũng như các mặt hàng mà công ty được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng xuất cho người mua hàng. Chính vì thế cần xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.
+ Công ty có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
– Vốn điều lệ
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, chiến lược kinh doanh cũng như số lượng cổ đông, thành viên để từ đó xem xét mức độ vốn điều lệ sao cho phù hợp. Đây cũng chính là cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm trước pháp lý đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước và mức thuế mà công ty cần phải nộp.
Con dấu công ty là gì?
Con dấu công ty là công cụ công ty sử dụng để xác nhận các văn bản, giấy tờ do mình phát hành nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó. Hay nói cách khác những hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực nếu không thì vô hiệu.
Con dấu công ty là một vật không thể thiếu đối với bất kì công ty nào, khi thực hiện các giao dịch, hợp đồng con dấu công ty được xem như là chữ ký của công ty và thể hiện giá trị pháp lý của văn bản. Con dấu là một biểu tượng của công ty và giúp cho mọi người có thể phân biệt được các công ty khác nhau.
Khi khắc con dấu công ty cần lưu ý hình ảnh, ngôn ngữ không được dùng trong nội dung mẫu con dấu gồm:
– Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Quy định của pháp luật về con dấu công ty
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên thấy được rằng dấu của công ty bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Công ty có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của công ty.
Ai có quyền giữ con dấu công ty?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 như đã nêu ở trên thấy được rằng luật doanh nghiệp hiện hành không quy định ai là người giữ con dấu công ty mà để công ty tự quyết định và quy định trong Điều lệ công ty hoặc quy chế của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện…
Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc quản lý, sử dụng con dấu công ty, các công ty có thể tự lựa chọn ai được quyền giữ con dấu.
Thông thường nhiều công ty vẫn sẽ để người đại diện theo pháp luật bảo quản và quản lý con dấu của công ty. Tuy nhiên cũng không ít công ty giao cho văn thư, kế toán trưởng là người giữ con dấu tại trụ sở công ty và chỉ được mang theo con dấu ra khỏi trụ sở khi được người đại diện theo pháp luật chấp thuận bằng văn bản.
Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp không có quy định về việc cấm hay xử phạt việc mang con dấu công ty ra khỏi công ty. Do đó việc giám đốc công ty có được mang theo con dấu ra khỏi công ty hay không phụ thuộc vào điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty ban hành.
Chứ ký số có phải là dấu công ty không?
Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không? đã được giải đáp ở nội dung trên, vậy chữ ký số có phải là dấu công ty không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Mặt khác căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy chữ ký số được coi là một loại hình thức con dấu công ty sử dụng trong giao dịch điện tử.
Con dấu công ty dưới dạng chữ ký số cần phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an tòa cho chữ ký số trong đố gồm cả con dấu công ty dưới dạng chữ ký số như sau:
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 130/2018/NĐ-CP.
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Mong rằng nội dung bài viết trên đây của Luật sư doanh nghiệp đã cung cấp để quý độc giả những thông tin hữu ích về Giám đốc công ty có được mang theo dấu ra khỏi công ty hay không?để quý độc giả tham khảo.