Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?

Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?

Chúng tôi tin rằng, điều này sẽ giúp các bạn có thể có cái nhìn tổng quan khi muốn thành lập công ty.hãy liên hệ số điện thoại: 0981.378.999.

Vốn điều lệ là một thuật ngữ được sử dụng mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua một lần, thậm chí còn hiểu rõ. Hiện nay khách hàng muốn thành lập công ty của Luật Hoàng Phi ngày càng nhiều. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng, họ vẫn còn lăn tăn, vốn điều lệ có cần khi thành lập công ty hay không? Hoặc thậm chí có người còn không biết hoặc nhầm lẫn với vốn pháp định. Thông qua bài viết này, cùng Luật Hoàng Phi giải đáp “Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?”

Khái niệm vốn điều lệ

Luật Doanh nghiệp định nghĩa vốn điều lệ theo từng loại hình công ty. “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?

Để giải đáp cho câu hỏi “Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?” thì căn cứ vào nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vốn điều lệ được xác nhận là một nội dung trong giấy. Tuy nhiên, vốn điều lệ không phải chỉ là vốn ban đầu khi thành lập công ty mà còn tồn tại xuyên xuất thời gian công ty hoạt động.

Có thể nói, vốn điều lệ là điều kiện không thể thiếu trong việc thành lập công ty. Khi thành lập doanh nghiệp, công ty phải tiến hành đăng ký kê khai, đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp mới có thể đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ khi thành lập công ty có thể nhỏ nhưng không thể thiếu.

Bên cạnh vốn điều lệ, nội dung của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp yêu cầu những gì?

Ngoài vốn điều lệ, nội dung của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo các nội dung như:

+ Tên doanh nghiệp

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

+ Thông tin đăng ký thuế;

+ Số lượng lao động dự kiến;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Căn cứ vào nhiều loại yếu tố mà vốn điều lệ của từng công ty sẽ khác nhau:

+ Khả năng tài chính hiện có và khả năng huy động vốn thêm của tổ chức, cá nhân

+ Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty

+ Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);

+ Dự án ký kết với đối tác

Một số vấn đề liên quan đến vốn điều lệ mà khách hàng của Luật Hoàng Phi cần chú ý khi thành lập công ty

Thuế môn bài

Thuế môn bài là khoản nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện theo năm hoặc khi mới ra sản xuất. Vậy thuế môn bài có liên quan gì đến vốn điều lệ? Mức thu thuế dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh.

Vốn pháp định

Vốn điều lệ thường hay bị nhầm lẫn với vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định từng ngành nghề. Bản chất hai loại vốn này không hề giống nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.

Tài sản được sử dụng để góp vốn điều lệ

+ Đồng Việt Nam

+ Ngoại tệ tự do chuyển đổi

+ Vàng

+ Quyền sử dụng đất

+ Quyền sở hữu trí tuệ

+ Công nghệ

+ Bí quyết kĩ thuật

+ Tài sản có thể định giá bằng đồng Việt Nam

Thời hạn góp vốn

Sau khi thống nhất và cam kết số vốn góp vào công ty, tại thời điểm đó, tổng số vốn sẽ được xem là vốn điều lệ của công ty. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên bắt buộc phải góp đủ số vốn đã cam kết.

Nếu doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn trong thời gian quy định thì phải làm thủ tục giảm vốn. Thời gian thực hiện là 30 ngày đối với công ty TNHH, công ty cổ phần. Đối với công ty hợp doanh, các thành viên sẽ đăng ký thời hạn cam kết góp vốn cụ thể.

Pháp luật nghiêm cấm hành vi kê khai khống vốn điều lệ; không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký

Tăng, giảm vốn điều lệ

Như đã đề cập, vốn điều lệ tồn tại xuyên suốt trong thời gian công ty hoạt động.Vốn điều lệ có thể tăng trong một số trường hợp sau:

+ Tăng vốn góp của thành viên

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

Bên cạnh việc tăng, vốn điều lệ cũng có thể bị giảm trong một số trường hợp:

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo pháp luật Doanh nghiệp

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ đúng hạn

Công ty luật Hoàng Phi đã giải đáp thắc mắc “Thành lập công ty có cần vốn điều lệ không?” Bên cạnh đó còn cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến vốn điều lệ. Chúng tôi tin rằng, điều này sẽ giúp các bạn có thể có cái nhìn tổng quan khi muốn thành lập công ty. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ số điện thoại: 0981378999 hoặc gọi tới Hotline: 19006557 – 02462852839 – 02873090686 nhé.

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!