Thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Bởi những thuận lợi này, nhiều người mong muốn thành lập công ty tại Thanh Hóa.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ nhằm hỗ trợ Quý độc giả thực hiện thủ tục.
Những lưu ý trước khi thành lập công ty tại Thanh Hóa
Thứ nhất: Về người có quyền thành lập doanh nghiệp
Đây là vấn đề cần lưu ý đầu tiên trước khi thành lập công ty tại Thanh Hóa. Theo quy định pháp luật, nhìn chung cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập tại Thanh Hóa không phụ thuộc nơi cư trú, trừ các trường hợp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp, cụ thể là:
“ a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Thứ hai: Về loại hình công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Quý vị có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty để thành lập là: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Mỗi loại hình công ty có những ưu và nhược điểm nhất định dựa trên quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty. Quý vị cần tham khảo kỹ để đảm bảo các lợi ích, hạn chế rủi ro khi thành lập và đưa công ty vào hoạt động.
Thứ ba: Về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm, chủ động lựa chọn, chiều chỉnh ngành, nghề kinh doanh theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp.
Quý vị cần lưu ý về các điều kiện kinh doanh ngành, nghề mình lựa chọn bởi có không ít ngành nghề kinh doanh không bị cấm nhưng đòi hỏi chủ thể thực hiện kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Các điều kiện này có thể là điều kiện về vốn, về loại hình hoạt động, về các chứng chỉ hành nghề, ký quỹ, về số tiền ký quỹ,… để đảm bảo khả năng hoạt động, tính an toàn cho các đối tác và tính ổn định cho thị trường mà công ty tham gia.
Thứ tư: Về vốn
1/ Số vốn: Trừ trường hợp pháp luật có quy định số vốn là điều kiện để kinh doanh ngành, nghề nhất định, Quý vị được chủ động quyết định số vốn khi thành lập doanh nghiệp.
2/ Tài sản góp vốn:
– Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
– Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Thứ năm: Về tên doanh nghiệp
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp.
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Thứ sáu: Về trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở công ty phù hợp với mục đích sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, tuân thủ các quy định khác theo pháp luật đất đai.
Thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa
Để thành lập công ty tại Thanh Hóa, Quý vị thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tại Thanh Hóa
Tùy vào loại hình công ty thành lập, Quý vị chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cụ thể. Ví dụ: Để thành lập công ty cổ phần, Quý vị chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Người sử dụng không phải thanh toán lại khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Những việc cần làm sau thành lập công ty tại Thanh Hóa:
– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
– Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
– Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài:
+ Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai.
+ Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
– Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Công ty mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
– Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử.
– Rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
– Giao kết hợp đồng lao động với người lao động và kê khai, tham gia các loại: BHXH, BHYT, BHTN, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định về lao động.
– Hoàn thiện các điều kiện về ngành nghề kinh doanh để đưa công ty đi vào hoạt động hợp pháp.
Để được hỗ trợ thêm về thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ chi tiết.
->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh