Thành lập công ty tại Vĩnh Phúc
Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc, đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thành lập công ty tại Vĩnh Phúc.
Đối tượng được quyền và không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp công nhân công an tỏng các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn tỏng nhận thức, làm chủ hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng chống tham nhũng.
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thành lập công ty tại Vĩnh Phúc:
Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
– Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: Trách nhiệm pháp lý, thuế, bổ sung, thay thế, chuyển nhượng, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
– Những loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.
Như chúng tôi đã trình bày ở mục phía trên, đối với từng loại hình kinh doanh cụ thể quý bạn đọc cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác.
Bước 3: Tên công ty.
– Quý bạn đọc cần đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó.
– Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, quý bạn đọc có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tra cứu tên doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Trụ sở và vốn của công ty.
– Xác định chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thông, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận,…
– Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định, không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động và được ghi vào Điều lệ công ty.
Bước 5: Đại diện theo pháp luật và ngành nghề kinh doanh.
– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám dốc.
– Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Một số điểm lưu ý, bao gồm:
– Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Không nhất thiết người đại diện theo pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ, người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ được quy định tại Điều 12 – Nghị định số 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý bạn đọc cần tiến hành khắc dấu mộc:
+ Mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu cho công ty.
+ Nhận con dấu pháp nhân khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (phải là bản gốc). Bên cạnh đó, trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận con dấu.
Như vậy, Đối với nội dung Thành lập công ty tại Vĩnh Phúc đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hướng đãn thủ tục thành lập công ty hiện nay. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh