Thành lập công ty tại quận Gò Vấp
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi công ty được thành lập.
Gò Vấp là một quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Với điều kiện tự nhiên và giao thông thuận lợi nên nhiều nhà đầu tư đổ bộ về đây để đầu tư thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, thành lập công ty tại quận Gò Vấp như thế nào? Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại quận Gò Vấp
Để thành lập công ty tại quận Gò Vấp, nhà đầu tư thực hiện theo tuần tự các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mình lựa chọn, nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật. Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; và (iv) công ty TNHH một thành viên lần lượt được quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Truy cập tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Bước 3: Theo dõi tình trạng hồ sơ và bổ sung hồ sơ (nếu có)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thì nhà đầu tư bổ sung hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ như Bước 2.
Bước 4: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp có thể nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Lưu ý:
– Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư sẽ phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Mục 3 chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
– Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong một số trường hợp nhất định doanh nghiệp sẽ còn phải xin giấy phép kinh doanh. Theo đó, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Hồ sơ và trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh đối với từng ngành nghề sẽ được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục post licensing, như treo biển hiện, mua chữ ký số, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng, v.v. Cụ thể như sau:
Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính
Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, bảng hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo có các nội dung sau đây: (i) Tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (ii) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ; (iii) Loại hình doanh nghiệp; (iv) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp; (iv) Logo của doanh nghiệp.
Biển hiệu/bảng hiệu của doanh nghiệp được treo ở sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở công ty.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu/biển hiệu theo đúng quy định của pháp luật, thì có thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Mua chữ ký số
Chữ ký số được hiểu là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng hay thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số để được hỗ trợ.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế trước 01 ngày trước ngày sử dụng hóa đơn.
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi thành lập công ty. Theo đó, công ty có thể liên hệ với các ngân hàng để được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng.
Nếu như theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xác nhận mở tài khoản. Thì Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bãi bỏ quy định này. Điều này có nghĩa là từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp sẽ không phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào, thời hạn nộp thuế thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những công ty vừa mới thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới là thành lập là 2.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 VNĐ; 3.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 VNĐ. Riêng đối với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý sẽ chỉ phải kê khai và nộp thuế môn bài cho cả năm nếu thành lập trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm (từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm). Đối với doanh nghiệp thành lập vào sáu tháng cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12 của năm) thì chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đóng.
Ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
Công ty sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Và phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động/ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.
Đăng ký nội quy lao động
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền).
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: (i) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; (ii) Nội quy lao động; (iii) Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; (iv) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Trên đây là nội dung bài viết về “Thành lập công ty tại quận Gò Vấp” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
->>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh
->>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng