Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ giấy phép doanh nghiệp » Thành lập Công ty tại huyện An Dương

Thành lập Công ty tại huyện An Dương

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

An Dương là một trong những huyện có sự phát triển khá chậm so với các quận huyện còn lại của thành phố Hải Phòng. Với sự hạn chế trong việc đầu tư, phát triển khu vực, huyện An Dương đang có một số rào cản nhất định trong việc phát triển khu vực mình. Hạn chế về việc thành lập công ty chính là một ví dụ điển hình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm pháp lý trong lĩnh vực này, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý bạn đọc một số vấn đề quan trọng khi thực hiện thủ tục này thông qua bài viết “Thành lập Công ty tại huyện An Dương”.

Các nội dung quan trọng trong việc thành lập Công ty tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Để có các cơ sở và có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thành lập công ty tại huyện An Dương, nhà đầu tư, chủ sở hữu tương lai của doanh nghiệp cần xác định được những vấn đề cơ bản cho việc thành lập một công ty. Các nội dung đó có thể là:

– Tên doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Vốn điều lệ công ty;

– Ngành nghề kinh doanh của Công ty;

– Thông tin về các thành viên.

– Thông tin về người đại diện theo pháp luật.

Trong các nội dung được liệt kê ở trên, thì vốn chính là một vấn đề mà các chủ sở hữu của doanh nghiệp cần đưa ra trao đổi và xem xét.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Đặt vốn điều lệ bao nhiêu cho hợp lý?

Để đưa ra mức vốn điều lệ sao cho hợp lý, chủ sở hữu, hoặc chủ đầu tư muốn thành lập Công ty cần dựa theo nhu cầu, tiêu chí và mức tài chính của chính bản thân họ. Cụ thể:

– Chủ sở hữu cần cân đối xem khả năng tài chính và khả năng huy động vốn của bản thân họ là bao nhiêu để đưa ra một mức vốn hợp lý. Bởi theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu phải góp đủ toàn bộ số vốn đã cam kết góp khi đăng ký thành lập công ty.

– Song, chủ sở hữu cũng cần căn cứ vào nhu cầu của bản thân để đặt vốn điều lệ sao cho phù hợp. Bởi, trong trường hợp, chủ sở hữu muốn kinh doanh trong phạm vi lớn sẽ điều chỉnh vốn điều lệ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, ngược lại, nếu chỉ kinh doanh nhỏ lẻ thì vốn điều lệ của nó sẽ nhỏ hơn.

– Ngoài ra, một trong những căn cứ để đưa ra vốn điều lệ cần phải phụ thuộc các quy định của pháp luật. Đối với một số ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định, doanh nghiệp cần đặt mức vốn điều lệ ít nhất bằng với vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Sở dĩ có quy định như vậy, bởi các nhà làm luật muốn hạn chế việc thành lập doanh nghiệp tràn lan, đồng thời, giúp doanh nghiệp cân đối được những điều kiện tốt nhất khi đặt vốn điều lệ.

Thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Các thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên/chủ sở hữu/cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

Sau thời hạn trên mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

– Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

– Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

– Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị.

Trường hợp có thành viên/cổ đông chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định của pháp luật.

Khai khống vốn điều lệ bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, hành vi kê khai khống vốn điều lệ chính là một hành vi vi phạm pháp luật, và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

Ngoài chế tài xử phạt trên, quy định của pháp luật yêu cầu doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với các hành vi nên trên.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến “Thành lập công ty tại huyện An Dương”. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hải Phòng

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Bình Dương

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!