Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ngày nay người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Tuy nhiên khi chung sống, với nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau mà hai người không muốn chung sống và quyết định ly hôn với nhau. Khi muốn chấm dứt mối quan hệ này các bên chủ thể băn khoăn không biết Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao. Hãy theo dõi nội dung

Ngày nay người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Tuy nhiên khi chung sống, với nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau mà hai người không muốn chung sống và quyết định ly hôn với nhau. Khi muốn chấm dứt mối quan hệ này các bên chủ thể băn khoăn không biết Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao. Hãy theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Ly hôn là gì

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Khi chung sống với nhau cơm canh chẳng lành, các vấn đề cuộc sống như cơm áo gạo tiền, gia đình, họ hàng, công việc hay con cái, thậm chí văn hóa phong tục tập quán, lối sống,.. phát sinh rất nhiều vấn đề và gây tranh cãi giữa các cặp đôi không thể tiếp tục chung sống. Khi đó các cặp đôi quyết định thủ tục ly hôn và khi được Tòa án công nhận hợp pháp thì sẽ chấm dứt mối quan hệ trên.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì

Trường hợp ly hôn có thể xảy ra giữa các công dân Việt Nam với nhau hoặc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cóquy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy việc ly hôn được quy định chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Ly hôn với người nước ngoài hiện nay chưa có khái niệm Luật nào quy định cụ thể về định nghĩa nhưng ta có thể hiểu là ly hôn với người nước ngoài là việc giữa người Việt Nam và người không mang quốc tịch Việt Nam đã kết hôn, được pháp luật Việt công nhận và người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn mong muốn chấm dứt hôn nhân và không chung sống với nhau nữa; Người Việt nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam đã ra nước ngoài; Người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài.

Ngoài ra căn cứ cụ thể theo Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP (hướng dẫn Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) thì yếu tố nước ngoài còn liên quan đến vấn đề đương sự ở nước ngoài và tài sản ở nước ngoài.

– Đối với trường hợp đương sự ở nước ngoài bao gồm:

Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

– Đối với trường hợp Tài sản ở nước ngoài bao gồm: Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Vậy cụ thể Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao mời bạn đọc theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Khi mong muốn ly hôn với người nước ngoài thì Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được bạn đọc hết sức quan tâm.

– Thứ nhất cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn người nước ngoài tại Việt Nam. Thông thường, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc. Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.

Các đương sự còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trường hợp ly hôn thuận tình thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn. Nếu nguyên đơn không biết được nơi làm việc hay cư trú của bị đơn thì căn cứ điểm a, c khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a.Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

c.Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”

Theo đó, nguyên đơn có quyền lựa chọn một Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

– Thứ hai đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì khi ly hôn thì cần :

+ Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.Trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

+ Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài gửi đến bạn đọc quan tâm và theo dõi nội dung.

->>> Tham khảo thêm : Mẫu đơn xin ly hôn

->>> Tham khảo thêm : Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

->>> Tham khảo thêm : Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!