Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

Kế toàn là một trong những vị trí quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt nghiệp vụ kế toán vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập.
Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập:
Thứ

Kế toàn là một trong những vị trí quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt nghiệp vụ kế toán vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập.

Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập:

Thứ nhất: Thực hiện các thủ tục lần đầu.

– Mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số:

+ Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử) và mua chữ ký số (token), để khai thuế qua mạng.

+ Sau khoảng 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh. Nhưng đừng vội tiến hành những bước tiếp theo, bạn hãy kiểm tra các thông tin trên giấy để có thể gửi thông báo yêu cầu hiệu đính với Phòng Đăng ký kinh doanh và điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót.

+ Khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã chính xác, bước tiếp theo là đặt làm và công bố sử dụng con dấu doanh nghiệp.

+ Căn cứ Điều 44 – Luật Doanh nghiệp năm 2015 thì doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức và nội dung con dấu và được tự đặt khắc dấu.

+ Sau khi có con dấu, quý bạn đọc cần chuẩn bị bộ hồ sơ công bố mẫu dấu. Giấy tờ bao gồm:

Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp; văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp (Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu).

+ Có thể nộp hồ sơ theo hai hình thức sau:

Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi hoạt động. Nếu bộ hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cho đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ trực tuyến tại dangkykinhdoanh.gov.vn, quý bạn đọc sẽ không phải nộp hồ sơ thông báo bằng bản giấy nếu dùng hình thức này.

– Khai báo thông tin tài khoản ngân hàng.

– Mở tài khoản thuế điện tử và Đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử.

– Kê khai và Nộp thuế môn bài (lưu ý: Cần nộp ngay trong tháng nhận giấy phép kinh doanh và trước đó phải hoàn thành 04 công việc ở trên).

– Thủ tục mua và phát hành hóa đơn.

Thứ hai: Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và đăng ký sử dụng hóa đơn.

– Kê khai, nộp tiền thuế môn bài:

+ Trước đây, sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động (thành lập ngày 04/06/2021 thì kê khai và nộp thuế chậm nhất là vào ngày 30/06/2021).

+ Tuy nhiên, theo Điều 1 – Nghị định số 22/2020/ND-CP thì Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên (thành lập ngày 04/06/2021 thì kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất vào ngày 30/01/2022). Các chi nhánh, văn phòng cá nhân của doanh nghiệp được thành lập trong thời gian đó thì cũng được miễn lệ phí môn bài.

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh lên được miễn lệ phí môn bài trong vòng 03 năm.

– Đăng ký phương pháp kê khai thuế và đăng ký sử dụng hóa đơn:

+ Đầu tiên, bạn cần xác định doanh nghiệp mình sẽ sử dụng phương pháp kê khai thuế khấu trừ hay trực tiếp. Phương pháp kê khai phụ thuộc vào doanh thu hàng năm và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Năm đầu tiên quý bạn đọc có thể tùy chọn phương pháp khai thuế cho doanh nghiệp. Sau khi hoạt động và xác định doanh thu năm đầu tiên, doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng hình thức lựac chọn (nếu doanh thu dưới 1 tỷ đồng) hoặc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế ổn định 02 năm tiếp theo (nếu doanh thu trên 01 tỷ đồng).

+ Tương tự như thế. Doanh nghiệp mới thành lập áp dụng chu kỳ kê khai thuế theo quý và xác định lại chu kỳ kê khai thuế cho năm tiếp theo dựa trên doanh thu 12 tháng đầu tiên. Nếu doanh thu dưới 50 tỷ đồng thì kê khai theo quý, trên 50 tỷ đồng thì kê khai theo tháng (căn cứ quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

– Hạn nộp Tờ khai thuế theo quý là 30 ngày tháng đầu tiên của quý sau.

Như vậy, những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập đã được chúng tôi trình bày trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó chúng tôi cũng lồng ghép những quy định của pháp luật về khai thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập.

->>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!