Miễn giấy phép lao động là gì?
Tại Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan khác đã có quy định chi tiết về các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam không thuộc diện pháp cấp giấy phép lao động.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì giấy phép lao động cho người nước ngoài là một loại văn bản cho phép chủ thể là công dân nước ngoài được phép làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên có rất nhiều các trường hợp mà người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc làm không cần giấy phép lao động, hay được gọi là miễn giấy phép lao động. Có thể là trường hợp không cần giấy phép lao động hoặc không thuộc diện phải cấp giấy phép. Vậy trường hợp miễn giấy phép lao động là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.
Trường hợp được miễn giấy phép lao động?
Tại Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan khác đã có quy định chi tiết về các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam không thuộc diện pháp cấp giấy phép lao động, cụ thể:
– Các chủ thể được quy định tại Điều 172 Bộ luật Lao động như:
+ Là chủ sở hữu hoặc là các thành viên có vốn góp vào công ty TNHH;
+ Là thành viên hiện đang nằm trong Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
+ Là người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc quản lý một dự án đầu tư của tổ chức quốc tế, hay người đứng đầu của một tổ chức phi chính phủ;
+ Tiến hành công việc nhằm xử lý, khắc phục những sự cố hoặc những vấn đề công nghệ phức tạp làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Là chủ thể đang hành nghề luật sư ở nước ngoài và đã được cấp giấy phép hành nghề;
+ Thuộc đối tượng học sinh, sinh viên sang học tập, nghiên cứu tại Việt Nam theo chương trình học;
+ Các trường hợp khác theo quy định của Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các trường hợp cụ thể khác do Chính phủ quy định.
– Các chủ thể được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan khác.
+ Người lao động mang quốc tịch nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu hay thẩm định, cung cấp các dịch vụ mang tinh chuyên môn…
+ Các cá nhân, tổ chức đến Việt Nam do được Bộ Ngoại giao chỉ định để thực hiện các công việc cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam và đã được cấp giấy phép hoạt động.
+ Các cá nhân, tổ chức nước ngoài được cử sang Việt Nam làm việc để tiến hành thực hiện công việc giảng dạy, nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể tại các trường quốc tế thuộc sự quản lý, điều hành từ cơ quan đại diện ngoại giao…
+ Là các cá nhân hiện đang làm tình nguyện viên và đã được xác nhận bởi cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam;
+ Học sinh, sinh viên đang theo học theo chương trình của trường hay các cơ sở giáo dục nước ngoài nhưng có nhu cầu thực tập tại Việt Nam;
+ Chủ thể là người lao động đã được cấp hộ chiếu công vụ để thực hiện các công việc cho cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị, xã hội;
+ Thân nhân của các thành viên thuộc cơ quan đại diện nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
->>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép tư vấn du học
Có phải làm gì khi được miễn giấy phép lao động không?
Trên đây là nội dung giải đáp về trường hợp miễn giấy phép lao động là gì? Chúng tôi tiếp tục lưu ý về thủ tục khi thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động.
Cá nhân thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cần tiến hành các bước cơ bản như sau:
– Thời điểm người lao động bắt đầu đến Việt Nam làm việc thì phải lập tức tiến hành việc xác nhận chứng minh người lao động đó thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động.
Người lao động lưu ý hồ sơ xác nhận cần phải tiến hành trước ít nhất là 7 ngày tính từ ngày người lao động chính thức bắt đầu công việc.
Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp người lao động được miễn giấy phép lao động, đồng thời cũng không cần phải xin xác nhận, cụ thể như sau:
– Các cá nhân, tổ chức có hoạt động chào bán dịch vụ tại Việt Nam có thời gian làm việc nhiều nhất là 3 tháng;
– Tiến hành các công việc với mục đích chính là nhằm khắc phục những sự cố hoặc những trường hợp khác mang tính cấp bách, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Các cá nhân làm việc tại Việt Nam giữ các chức vụ như chuyên gia, giám đốc điều hành, quản lý hay lao động kỹ thuật trong có thời gian làm việc cụ thể là ít hơn 30 ngày, trong đó tổng cộng lần gia hạn tối đa không qua 90 ngày trong cùng một năm.
Hiện nay pháp luật quy định thời hạn xác nhận người lao động được miễn giấy phép lao động không vượt quá 2 năm.
Về hồ sơ xin xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gồm các loại giấy tờ cơ bản như:
+ Văn bản về đề nghị xác nhận chủ thể thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động;
+ Danh sách trích ngang những nội dung thông tin của chủ thể nước ngoài như giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, thời điểm bắt đầu công vệc…
+ Các loại giấy tờ dùng để chứng minh cho việc chủ thể thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động đã được pháp luật Việt Nam quy định chi tiết;
+ Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ nhằm chứng minh người lao động thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động kèm bản giấy nhằm xác minh, đối chiếu hoặc cung cấp bản sao đã được công chứng, chứng thực.
Người lao động thuộc một trong các trường hợp được miễn giấy phép lao động cần tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Lao động thương binh và xã hội.
Sở sẽ có khoảng 3 ngày làm việc được tính kể từ ngày sở tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp văn bản xác nhận cho người lao động. Còn trường hợp không hợp lệ thì Sở Lao động thương binh và xã hội sẽ gửi văn bản từ chối cấp xác nhận.
Để được hỗ trợ thêm các thông tin liên quan đến miễn giấy phép lao động là gì? Quý vị có thể liên hệ tới Luật sư Doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc pháp lý cho Quý vị.