Mẫu Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Khi thành lập văn phòng đại diện thì việc chủ thể quan tâm đến đầu tiên là cần chuẩn bị mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện như thế nào? Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc công ty sẽ có những yêu cầu riêng về giấy tờ cần chuẩn bị
Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để hỗ trợ việc thành lập một văn phòng đại diện hợp pháp.
Mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Một mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện đầy đủ và hoàn thiện cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:
– Thông báo nội dung về thành lập văn phòng đại diện
+ Đăng ký thành lập hoạt động văn phòng đại diện đối với loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh,…. – theo mẫu tại phụ lục II – 11 của thông tư số 02/2019/TT- BKHĐT
+ Đăng ký đối với công ty nhà nước – theo mẫu quy định
+ Đăng ký đối với hợp tác xã – theo mẫu tại phụ lục I-7 hoặc phụ lục I-8 nếu thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài tại thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT
– Quyết định và biên bản họp về thành lập văn phòng đại diện (nếu là công ty nhà nước không yêu loại giấy tờ này) – theo mẫu quy định
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân
+ Chủ sở hữu của công ty/ hội đồng thành viên/ chủ tịch công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không yêu cầu biên bản họp
+ Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
+ Hội đồng quản trị nếu thành lập từ công ty cổ phần
+ Các thành viên nếu là công ty hợp danh
+ Quyết định từ ban quản trị, biên bản/ nghị quyết đại hội xã viên về mở văn phòng đại diện
– Bản sao về việc quyết định bổ nhiệm cá nhân nào đó đứng đầu văn phòng đại diện
– Bản sao giấy chứng nhận của đăng ký kinh doanh, bản sao của điều lệ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước, công ty hợp danh. Còn hợp tác xã thì cần bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh (các loại giấy tờ này chỉ cần khi văn phòng đại diện khác với nơi trụ sở chính – không cùng tỉnh).
>>>>> Tham khảo: Thành lập chi nhánh
Quy trình thành lập văn phòng đại diện diễn ra như thế nào?
Để khách hàng có thể thuận tiện trong việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện thì sau đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ về quy trình thành lập văn phòng đại diện, cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ thể chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã nêu ở phần trên
Đối với mỗi loại hình thành lập văn phòng đại diện sẽ có các quy định riêng về giấy tờ, nên khi chuẩn bị hồ sơ cần chú ý những giấy tờ gì áp dụng đối với loại hình nào?
Bước 2: Nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh
Khi nộp hồ sơ có thể nộp bằng 2 cách như sau:
– Nộp qua việc đăng ký trực tuyến tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Tuy nhiên đối với cách này sau khi đăng ký trên hệ thống vẫn cần phải nộp bản cứng đến cơ quan có thẩm quyền để đối chiếu.
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan phòng đăng ký kinh doanh, đồng thời phải nộp lệ phí đăng ký là 100 000 đồng
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì chuyên viên tại cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra giấy tờ đã đầy đủ chưa và trả giấy hẹn, biên nhận cho bên đăng ký.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi nhận kết quả sẽ phát sinh ra 2 trường hợp:
– Hồ sơ hợp lệ: cấp chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng đại diện
– Hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền trả thông báo về việc cần bổ sung, sửa đổi hồ sơ
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện. Mọi thắc mắc về bài viết này hoặc khách hàng có nhu cầu làm dịch vụ thành lập văn phòng đại diện có thể liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi qua hotline 0981 378 999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết này!
>>>> Tham khảo: Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài