Điều kiện thành lập hợp tác xã là gì?
Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đã xuất hiện từ lâu và rất phổ biến tại Việt Nam, hiện nay việc thành lập, hoạt động của hợp tác xã được pháp luật quy định tại luật Hợp tác xã năm 2012. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về điều kiện thành lập hợp tác xã là gì?
Thành lập hợp tác xã có lợi gì?
Để thấy được lợi ích từ việc thành lập hợp tác xã, chúng tôi sẽ đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của tổ chức kinh tế này:
Ưu điểm của hợp tác xã:
– Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.
– Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
– Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.
Nhược điểm của hợp tác xã:
– Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp.
– Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
– Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.
Các đối tượng không thể trở thành thành viên hợp tác xã
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân muốn trở thành thành viên hợp tác xã cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Như vậy, các trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên sẽ không thể trở thành thành viên hợp tác xã.
Điều kiện thành lập hợp tác xã
Theo Điều 3 luật Hợp tác xã quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Như vậy, điều kiện đầu tiên để có thể thành lập hợp tác xã là phải có ít nhất 7 thành viên hợp tác với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh… nếu chưa đủ số thành viên thì cần phải tuyên truyền, vận động để có thêm thành viên tham gia hợp tác xã.
Còn đối với việc chia lợi nhuận của các thành viên trong HTX sẽ được chia theo quy định tại Điều 46 luật Hợp tác xã 2012.
“Điều 46. Phân phối thu nhập
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
1.Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
2.Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
3.Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:
- a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- b) Phần còn lại được chia theo vốn góp;
- c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;
4.Thu nhập đã phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng theo thỏa huận với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện thành lập hợp tác xã là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập chi nhánh