Điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh để khắc phục khó khan.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp càng lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho một số doanh nghiệp đang tồn tại. Vì vậy, phương pháp để vừa có thời gian khắc phục những khó khan mà không phải chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp chính là việc tạm ngừng kinh doanh. Đây cung là phương thức được cá nhà đâu tư hiện nay.
Tuy nhiên, không phài tổ chức, cá nhân nào cũng nẵm rõ được quy trình, thủ tục cũng như những điều kiện cần thiết để có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh của dianh nghiệp. Vì vậy, bài viết này xin cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cũng như nếu ra những điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh chính là việc mà doanh nghiệp tạm thời ngưng toàn bộ những hoạt động kinh doanh, sản xuát trong khoảng thời gian không qua 1 năm. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được thực hiện những quyền của doanh nghiệp như ký kết hợp đồng, xuát hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến quyền vốn có của một doanh nghiệp. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại và được phép thực hiện quyền của một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nghãi vụ phải đóng đầy đủ thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khaonr nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hang trong thời gian chưa tạm ngừng kinh doanh
Trong thười gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không có nghãi vụ pahir nộp thuế môn bài, không càn kê khai thuế gia trị gia tangw và không phải báo cáo tài chính hang tháng.
Trong thười gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động. Do vậy, Doanh nghiệp có thể tập trung tài chính để khắc phục những khó khan, tìm cách huy động vốn từ các tổ chức khác,…
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
1/ Điều kiện thời gian tạm ngừng kinh doanh
Thời gian tạm ngừng kinh doanh là một trong những điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty cơ bản.
Hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức không nắm rõ về thời gian được phép tạm ngừng kinh doanh, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp, Vì vậy, để tránh những rủi ro về mặt pháp lý của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần nắm rõ về thời gian được phép tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất là 15 ngày trước trước khi tạm ngừng.
Tại điều 76, nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng quy định về thười gian tạm ngừng kinh doanh như sau:
“1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.
2. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng vănbản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh”.
2/ Điều kiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm có:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21 Thông tư số 02/2019);
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019).
3/ Điều kiện căn cứ tạm ngừng kinh doanh
Điều kiện về căn cứ tạm ngừng kinh doanh là rất quan trọng bới nó vó thể ảnh hưởng trực tếp đến doanh nghiệp, rất là những rủi ro pháp lý. Do vậy, trước khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh.
4/ Điều kiện thuế doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh
Tại khoản 3, điều 206, Luật Doanh nghiệp quy định về điều kiện thuế của Doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh như sau:
“ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác”.
Bên cạnh thắc mắc về điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty Quý vị có những thắc mắc khác cần giải đáp, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư Doanh nghiệp có thể liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi chúng tôi qua Hotline 0981.378.999, trân trọng!
->>>> Tham khảo thêm : thay đổi ngành nghề kinh doanh
->>>> Tham khảo thêm : thành lập địa điểm kinh doanh