Đăng Ký Nhãn Hiệu Thương Mại Có Thực Sự Cần Thiết?
Trên thương trường luôn có sự cạnh tranh không lành mạnh, nên việc đăng ký nhãn hiệu thương mại là vấn đề cấp thiết với các doanh nghiệp.
Việc sử dụng nhãn hiệu thương mại mà không đăng ký, sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó, khi có người khác đăng ký nhãn hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Luật Hoàng Phi đã tư vấn và đăng ký nhãn hiệu thành công cho rất nhiều đơn vị trên toàn quốc. Bởi vì, dịch vụ của chúng tôi được các Luật sưu uy tín, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng hiểu hơn về việc đăng ký nhãn hiệu thương mại.
Nhãn hiệu thương mại được hiểu như thế nào?
Nhãn hiệu thương mại là từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu hoặc kết hợp từ ngữ và hình ảnh mà cá nhân, tổ chức sử dụng để phân biệt sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp với sản phẩm, hàng hóa của các bên khác.
Pháp luật quy định về nhãn hiệu nhằm mục đích bảo vệ chủ sở hữu và giúp người tiêu dùng tránh sự nhầm lẫn về nhà cung cấp sản phẩm.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thương mại
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu thương mại (02 bản);
– Mẫu nhãn hiệu thương (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:
+ Bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể )
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thương mại
– Đến với Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý liên quan, thủ tục, chi phí khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
– Chúng tôi luôn đổi mới dịch vụ, tạo nên sự tối ưu cho quá trình đăng ký nhãn hiệu. Sau khi được Quý khách hàng ủy quyền, đội ngũ chuyên môn sẽ thực hiện toàn bộ các thủ tục:
Công việc mà Luật Hoàng Phi thực hiện bao gồm: từ thiết kế nhãn hiệu đến chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thương mại, theo dõi quá trình xử lý đơn,…Chúng tôi, sẽ trực tiếp mặt Quý khách làm việc với cơ quan nhà nước, Quý khách chỉ cần đợi Giấy chứng nhận trao tay.
Phương châm của Luật Hoàng Phi là tận tâm, tận tình, làm việc hết mình. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe ý kiến của Quý khách, để hoàn thiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thương mại. Nếu có bất kỳ vấn đề gì còn băn khoăn liên quan đến sở hữu trí tuệ, Quý khách có thể liên hệ qua email: lienhe@luathoangphi.vn để được tư vấn cụ thể.