Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh

Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh

Trong bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh, Luật sư Doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nêu trên.

Nhu cầu về sở hữu các thiết bị vệ sinh  hiện đại cho ngôi nhà của mỗi người ngày càng lớn. Các sản phẩm này hầu hết thuộc nhóm 11 và nhóm 21 trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni – Xơ. Cũng chính từ đó nhu cầu về đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm này ngày càng lớn khi càng nhiều các sản phẩm mới  được ra đời

Trong bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh, Luật sư Doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nêu trên tới Quí vị.

Lựa chọn nhóm nào để đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh?

Nhóm 11: Phụ kiện phòng tắm bao gồm: Sen vòi; bộ vòi tắm; bộ xịt vệ sinh; chậu rửa bát bằng innox; bồn tắm;  bình nước nóng đun bằng điện;

Nhóm 21: Bộ phụ kiện phòng tắm bao gồm: Khay xà phòng tắm bằng inox; vòng treo khăn tắm bàng inox; giá để giấy vệ sinh; thanh treo khăn mặt; cốc đánh răng làm bằng inox.

+ Nhóm 11 trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/ dịch vụ Ni – Xơ

Nhóm 11  trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni – Xơ bao gồm: Thiết bị và hệ thống để chiếu sáng, sưởi nóng, làm mát, sinh hơi nước, nấu nướng, sấy khô, thông gió, cấp nước và dùng cho mục đích vệ sinh.

Lưu ý nhóm này  đặc biệt không bao gồm: Thiết bị sinh hơi nước là bộ phận của các máy; Bộ ngưng tụ khí; Máy phát điện; Đèn hàn , đèn quang học, đèn buồng tối (Nhóm 9), đèn dùng cho mục đích y tế (Nhóm 10); lò dùng trong phòng thí nghiệm; pin quang điện; đèn tín hiệu; miếng đệm, đệm và chăn được làm nóng bằng điện, dùng cho mục đích y tế…

Có thể nói, nhóm  này  bao gồm  những thiết bị  và hệ thống  kiểm soát môi trường đặc biệt , cho mục đích chiếu sáng, nấu nướng và vệ sinh. Pháp luật cũng quy định những sản phẩm: Sen vòi; bộ vòi tắm; bộ xịt vệ sinh; chậu rửa bát bằng innox; bồn tắm;  bình nước nóng đun bằng điện thuộc nhóm 11 trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni – Xơ

+ Nhóm 21 trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/ dịch vụ Ni – Xơ

Nhóm 21 trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni – Xơ bao gồm: Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc; Dụng cụ nấu nướng và bộ đồ ăn, trừ dĩa, dao và thìa; Lược và bọt biển; Bàn chải, không kể bút lông; Vật liệu dùng để làm bàn chải; Ðồ lau dọn; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm, trừ kính xây dựng; Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ và đất nung.

Pháp luật quy định những sản phẩm: : Bộ phụ kiện phòng tắm bao gồm: Khay xà phòng tắm bằng inox; vòng treo khăn tắm bàng inox; giá để giấy vệ sinh; thanh treo khăn mặt; cốc đánh răng làm bằng inox thuộc nhóm 21.

Bởi vì theo  bảng phân loại quốc tế hàng hoá dịch vụ thì nhóm 21chủ yếu gồm dụng cụ và máy, thiết bị loại nhỏ thao tác bằng tay dùng cho gia đình và bếp núc cũng như dụng cụ trang điểm và vệ sinh, đồ thuỷ tinh và một số hàng hóa làm từ sành, sứ, gốm, đất nung hoặc thủy tinh.

Lưu ý: Những sản phẩm tương tự như: Gương soi để trang điểm; sợi thủy tinh để cách ly  không được coi là sản phẩm thuộc nhóm  21.

Phần tiếp theo của bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ đăng  ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh.

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh

 Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng đăng ký

Hiện nay Quí vị có thể thực hiện tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Hai phương thức này có tỉ lệ chính xác là khác nhau khi  tra cứu và chỉ mang  tính chất tham khảo trước khi  nộp hồ sơ.

Bởi nếu sản phẩm đang trong quá trình làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu  có dấu hiệu trùng hoặc tương tự sản phẩm đã đăng ký với cơ quan nhà nước   sẽ không được chấp thuận hồ sơ đăng ký bảo hộ. Chính vì vậy phương thức này có thể dự liệu để tránh được trường hợp nêu trên.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định rõ ràng về thành phần và các quy định của văn bản, mẫu nhãn hiệu có trong hồ sơ. Chủ thể thực hiện chuẩn bị hồ sơ phải đảm bảo  đáp ứng được các quy  định về số lượng văn bản, chất lượng  theo quy định của  pháp luật. Tránh trường hợp  Hồ sơ không được chấp thuận  hoặc bị yêu cầu  bổ sung, sửa đổi

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Hiện nay chủ thể đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký theo các cách sau:

– Nộp trực tiếp

Với hình thức nộp trực tiếp thì các chủ thể sẽ nộp tại Trụ sở cục Sở hữu trí tuệ địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hoặc nộp tại các văn phòng đại diện  của  Cục sở hữu trí tiệ bao gồm:

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Nộp trực tuyến

Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, các chủ thể hiện nay đã có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu qua mạng. Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Bước 4: Theo dõi quá trình và nhận kết quả

Hồ sơ sẽ trải qua các quá trình:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu  tại Việt Nam;

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu xác định được

+ Đơn đủ điều kiện  Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành đăng công bố đơn;

+ Đơn không  đáp ứng được điều kiện Cục sẽ thông báo không chấp nhận đơn  và đề nghị doanh nghiệp sử đổi

+ Chấp nhận đơn hợp lệ

+ Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu.

Tư  vấn đăng ký nhãn hiệu tại Luật sư Doanh nghiệp

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ quy trình đăng ký, trả lời các thắc của khách hàng liên quan đến nhãn hiệu. Quy trình tư vấn của Công Ty Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ được thực hiện như sau:

– Tư vấn trực tiếp qua điện thoại khi khách hàng kết nối điện thoại với chúng tôi;

– Tư vấn qua email, khi nhận được yêu cầu tư vấn quá email từ khách hàng;

– Tư vấn trực tiếp qua công cụ hỗ trợ trực tuyến như zalo, skype…;

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc tại địa chỉ khách hàng yêu cầu trường hợp khoảng cách địa lý khác hàng gần với công ty chúng tôi;

Trường hợp khách hàng đồng ý với nội dung tư vấn, chúng tôi sẽ soạn thảo dự thảo hợp đồng, giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ chuyển qua email cho khách hàng tham khảo và ký kết trước khi tiến hành thực hiện công việc.

Từ những phân tích trên Luật sư Doanh nghiệp mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 0981.378.999.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký thương hiệu

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!