Đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức
Với nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức. Khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ.
Để tránh tình trạng nhầm lẫn những sản phẩm cùng loại với nhau và được sự bảo hộ của pháp luật mà các chủ sở hữu đã đi đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình.
Và với đồ trang sức đang ngày càng phát triển hiện nay thì việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này cũng rất thông dụng. Do đó với nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức.
Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức
Khi tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức, Qúy khách có nhu cầu đăng ký cần lưu ý trong việc xác định và phân nhóm sản phẩm khi đăng ký theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, đồ trang sức và những loại phụ kiện trang sức tương tự sẽ được phân vào nhóm sau:
Nhóm 14: Vàng; bạc; đá quý; đồ trang sức; đồng hồ đeo tay; tác phẩm nghệ thuật bằng đá quý và kim loại quý; hoa tai.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức
Hiện nay nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố giúp người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm cùng loại của những công ty khác nhau, do đó để tránh tình trạng xảy ra nhầm lẫn trên thị trường nên các chủ sở hữu sản phẩm phải đi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
Qúy khách khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức thì phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây, gồm:
– Bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Bản khai phải gồm có các nội dung và được trình bày theo mẫu mà pháp luật đã quy định, tránh tình trạng sử dụng các mẫu văn bản tự tạo riêng gây ra việc thiếu hoặc sai lệch thông tin làm mất thời gian giải quyết.
Qúy khách chuẩn bị 2 bản khai, một bản nộp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, bản còn lại thì do Qúy khách giữ.
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký;
Nếu nhãn hiệu Qúy khách định đăng ký gồm cả phần màu của nhãn hiệu thì mẫu nhãn hiệu trong hồ sơ cũng phải được in màu, kích thước theo quy định là lớn hơn 3×3 cm và không quá 8×8 cm.
– Danh sách hàng hóa đăng ký nhãn hiệu;
Trong trường hợp này là đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức nên Qúy khách cần xác định đúng phân nhóm theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Và như ở phía trên Luật Hoàng Phi đã xác định, đồ trang sức thuộc vào Nhóm 14: Vàng; bạc; đá quý; đồ trang sức; đồng hồ đeo tay; tác phẩm nghệ thuật bằng đá quý và kim loại quý; hoa tai.
– Nếu Qúy khách dự tính đăng ký nhãn hiệu tập thể cho đồ trang sức thì phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ như:
+ Bản quy chế ghi nhận nội dung sử dụng nhãn hiệu tập thể
+ Văn bản thuyết minh về các vấn đề như tính chất, đặc thù của đồ trang sức đang được đăng ký nhãn hiệu
+ Bản đồ khoanh vùng lãnh thổ trong trường hợp nhãn hiệu dùng để xác định nguồn gốc của sản phẩm.
– Các văn bản liên quan chứng minh chủ thể nộp đơn cũng là chủ thể thụ hưởng các quyền liên quan đến đăng ký nhãn hiệu;
Nếu chủ thể là tổ chức thì cung cấp giấy đăng ký doanh nghiệp, nếu chủ thể là cá nhân thì cung cấp chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân.
– Các giấy tờ chứng từ liên quan để chứng minh cho việc đã hoàn thành nộp phí, lệ phí theo quy định;
– Trường hợp Qúy khách không trực tiếp thực hiện đi đăng ký mà do chủ thể khác thực hiện thay thì cần cung cấp thêm hợp đồng ủy quyền với người nhận ủy quyền.
>>>>> Tham khảo: Đăng ký Thương hiệu
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức
Cũng giống như các sản phẩm khác, việc Đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức sẽ trải qua các quy trình cơ bản, dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các quy trình gồm:
Bước 1: Chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức trước tiên phải tiến hành lựa chọn và kiểm tra nhãn hiệu.
Tức là ở bước này chủ sở hữu của sản phẩm phải tự lựa chọn hoặc thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, đảm bảo phải có đủ các yếu tố pháp luật quy định.
Tiếp theo đó chủ thể tiến hành kiểm tra xác minh nhãn hiệu đó xem có bị trùng lặp yếu tố hay đã được công ty nào sử dụng hay chưa.
Qúa trình kiểm tra này chủ thể có thể tra thông tin trên các trang hỗ trợ tìm kiếm như: Google, Cốc, cốc… Hoặc truy cập vào cổng thông tin dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ.
Việc thực hiện các khâu kiểm tra này giúp cho chủ thể kịp thời phat hiện ra lỗi để chính sửa, tránh việc nộp hồ sơ rồi lại bị trả lại.
Bước 2: Chủ thể đăng ký phân nhóm sản phẩm cần đăng ký nhãn hiệu
Đối tượng sản phẩm cần đăng ký nhãn hiệu ở đây là đồ trang sức, thuộc Nhóm 14: Vàng; bạc; đá quý; đồ trang sức; đồng hồ đeo tay; tác phẩm nghệ thuật bằng đá quý và kim loại quý; hoa tai.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Chủ thể thực hiện đăng ký sẽ tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có đầy đủ các giấy tờ như nội dung phía trên Luật Hoàng Phi vừa cung cấp
Ở đây cần lưu ý giấy tờ trong hồ sơ phải đầy đủ số lượng và hình thức theo yêu câu của pháp luật.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ thể hoàn tất xong hồ sơ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận nhãn hiệu.
Theo quy định hiện hành thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiệu nay là Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cục sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ tiến hành quy trình kiểm duyệt gồm các bước như:
– Đầu tiên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định về hình thức của đơn đăng ký để đảm bảo yếu tố là đơn có hợp lệ hay không, từ ngữ, nội dung, hình thức của nhãn hiệu dự định đăng ký đã đạt chuẩn chưa…
Qúa trình thẩm định này sẽ được tiến hành trong thời gian là 1 tháng kể từ thời điểm Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
– Tiếp đến sau khi hoàn tất việc thẩm định, nếu đơn đăng ký đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành công khai đơn hợp lệ
Việc công khai này sẽ bao gồm thông tin của chủ thể đăng ký, nhãn hiệu đăng ký, sản phẩm đăng ký… Để tránh tình trạng các chủ thể khác cũng đang có cùng ý tưởng.
Nếu trường hợp đơn không hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo bằng văn bản gửi lại cho chủ thể nộp hồ sơ về việc từ chối giải quyết yêu cầu.
– Sau khi công khai đơn hợp lệ thì Cục sẽ tiếp tục thẩm định về nội dung
Trải qua 9 tháng thẩm định, nếu đảm bảo các điều kiện về nội dung thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ về nhãn hiệu đã đăng ký khi chủ thể hoàn tất nghĩa vụ nộp các khoản phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Đăng ký nhãn hiệu cho đồ trang sức. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 0981.378.999
>>>> Tham khảo: Đăng ký thương hiệu độc quyền