Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh

Đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh

Để tạo lòng tin và uy tín của người tiêu dùng, nhiều nhà sản xuất luôn coi trọng việc đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh của mình. Tuy nhiên, việc đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Logo là gì?
Logo là một yếu tố đồ họa (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng,

Để tạo lòng tin và uy tín của người tiêu dùng, nhiều nhà sản xuất luôn coi trọng việc đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh của mình. Tuy nhiên, việc đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Logo là gì?

Logo là một yếu tố đồ họa (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng…) kết hợp với cách thức thể hiện, tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó.

Logo thiết bị vệ sinh được thể hiện bằng những dấu hiệu là chữ cái, hình ảnh hay từ ngữ….có thể nhận diện được bằng mắt thường và có sự khác biệt so với những logo của doanh nghiệp khác. Do đó, logo chính là nhãn hiệu và thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp được điều chỉnh bởi Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019).

Ý nghĩa của việc đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh

Đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh giúp chủ thương hiệu khẳng định được vị thế sản phẩm của mình trên thị trường, đặc biệt là trong tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lương tràn lan trên thị trường như hiện nay. Mặt khác đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh là căn cứ để giúp khách hàng phân biệt thương hiệu của mình với các thương hiệu khác trên thị trường. Qua đó, thương hiệu sẽ tạo được lòng tin và uy tín đối với người tiêu dùng.

Nếu có tranh chấp xảy ra, thì chủ thương hiệu sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với thương hiệu đó. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ logo thương hiệu.

Đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh như thế nào?

Đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho logo nếu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ và có hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trình tự đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của logo

Tiến hành tra cứu trước khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ không phải là một thủ tục pháp lý bắt buộc nhưng lại là việc làm vô cùng cần thiết để biết khả năng bảo hộ của logo. Theo đó, việc tra cứu khả năng bảo hộ của logo có thể được thực hiện theo hai phương pháp sau:

Thứ nhất: Tra cứu sơ bộ

Tra cứu sơ bộ được thực hiện  tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Tuy nhiên, kết quả tra cứu của phương pháp này thường có tỷ lệ chính xác không cao vì có những logo đã được đăng ký nhưng chưa được Cục Sở hữu trí tuệ công bố đầy đủ.

Thứ hai: Tra cứu chuyên sâu

Tra cứu chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, do đó, tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn. Chủ ở hữu logo thiết bị vệ sinh có thể tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý nổi tiếng như: Công ty Luật Hoàng Phi (Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà F4, số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, điện thoại: 024.62852839, email: lienhe@luathoangphi.vn) để có kết quả tra cứu chính xác nhất.

Bước 2: Phân nhóm đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh

Căn cứ Thông báo 23099/TB-SHTT, thiết bị vệ sinh thuộc nhóm 11 và nhóm 21 trong Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni – xơ mới nhất. Theo đó, nhóm 11 bao gồm: Thiết bị và hệ thống để chiếu sáng, sưởi nóng, làm mát, sinh hơi nước, nấu nướng, sấy khô, thông gió, cấp nước và dùng cho mục đích vệ sinh.

Còn nhóm 21 bao gồm các mặt hàng sau: Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc; Dụng cụ nấu nướng và bộ đồ ăn, trừ dĩa, dao và thìa; Lược và bọt biển; Bàn chải, không kể bút lông; Vật liệu dùng để làm bàn chải; Đồ lau dọn; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm, trừ kính xây dựng; Đồ thủy tinh, sành, sứ và đất nung.

Do đó, tùy thuộc vào loại thiết bị vệ sinh cụ thể mà chủ sở hữu logo lựa chọn nhóm đăng ký cho phù hợp.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký logo thương hiệu co thiết bị vệ sinh

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hà Nội hoặc Văn phòng dại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký logo thương hiệu cho thiết bị vệ sinh bao gồm:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).   Bản sao: 01
Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)   Bản chính: 01
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác   Bản chính: 01
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu A.04 – NH ban hành đính kèm Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN Bản chính: 2
Mẫu logo (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa có gắn logo   Bản chính: 1
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)   Bản chính: 01

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Tại bước này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, thông tin của đơn đăng ký logo thương hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày có quyết định. Thông tin được công bố bao gồm mẫu logo và danh sách các sản phẩm áp dụng logo đã được đăng ký.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn. Từ đó, Cơ quan đăng ký xác định phạm vi bảo hộ tương ứng và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho logo thiết bị vệ sinh.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian thực hiện: 12 tháng (có thể dài hơn do số lượng hồ sơ lớn). Trong đó: (i) Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn; (ii) Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; (iii) Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Khi có nhu cầu đăng ký logo, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký sáng chế

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!